Chắc hầu như ai cũng biết việc tự ý nặn mụn trứng cá bằng tay sẽ không tốt và có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Vậy câu hỏi chung mà nhiều người thắc mắc: Có nên nặn mụn trứng cá không?
Dfwfriends sẽ làm sáng tỏ câu hỏi này ngay dưới bài viết. Đồng thời dfwfriends còn hướng dẫn bạn cách nặn mụn trứng cá đúng cách không để lại seo. Ok cùng bắt đầu ngay nhé!
Có nên nặn mụn trứng cá không?
Theo các chuyên gia, việc nặn mụn trứng cá lấy hết phần nhân mụn giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn. Loại bỏ được vi khuẩn gây ra mụn ở dưới da, ngăn chặn được nguy cơ tái phát. Vì vậy, khuyến khích người bệnh nên nặn mụn trứng cá để giảm thời gian điều trị.
Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích việc tự ý nặn mụn trứng ở nhà. Vì có thể người bệnh không thực hiện đúng quy trình nặn mụn; vi khuẩn sẽ dễ dàng phát tán, có thể gây ra tình trạng mụn viêm sưng hoặc nhiễm trùng trầm trọng hơn.
Ngoài ra, mụn ở vị trí nhạy cảm nếu nặn không đúng cách có thể sinh ra nhọt hoặc mụn độc,… khả năng tử vong có thể xảy ra.
Tại sao không nên tự nặn mụn trứng cá tại nhà?

Có nên nặn mụn trứng cá tại nhà?
Câu hỏi mà hiện nay có rất nhiều người đang thắc mắc. Tuy là thắc mắc, nhưng họ cũng đã có câu trả lời cho chính mình là: Không nên!
Nhưng dù vậy, nhiều người vẫn mắc phải sai lầm là thường xuyên tự ý nặn mụn trứng cá tại nhà. Dưới đây là lý do tại sao bạn không nên nặn mụn tại nhà:
- Dùng tay sờ nên mặt mụn, hay dùng tay nặn mụn rất dễ gây tổn thương bề mặt da mụn; vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn gây mụn xâm nhập và phát triển nhiều hơn. Việc tự ý nặn mụn ảnh hưởng đến quá trình tự lành vết thương trên da, kéo dài thời gian phục hồi da.
- Nặn mụn trứng cá tại nhà thường bỏ qua những bước sát khuẩn trước và sau khi nặn mụn mà cần phải thực hiện. Một số người còn dùng tay để nặn mụn mà không hề vệ sinh tay trước khi nặn. Khả năng nhiễm trùng da, viêm, sưng mụn là không tránh khỏi; thậm chí mụn có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ để lại sẹo mụn sau khi nặn là rất cao.
- Khi nặn mụn viêm, mụn có chứa mủ do nhiễm trùng việc lây lan vi khuẩn vào các nang lông khác là rất cao. Điều này làm cho mụn lan nhanh trên diện rộng.
- Lấy nhân mụn tại nhà thường bỏ qua bước xông hơi (giúp cho lỗ chân lông giãn nở); nên cần phải dùng nhiều lực mới có thể lấy nhân mụn ra ngoài. Điều này làm cấu trúc da bị tổn thương, thâm mụn xuất hiện.
Tác hại của việc nặn mụn trứng cá bằng tay tại nhà
Nặn mụn trứng cá ngoài thực hiện đúng cách cần phải đảm bảo đúng quy trình chăm sóc. Điều này sẽ mang lại hiệu quả sau khi điều trị.
Các bác sĩ gia liễu khuyến cáo không nên tự ý nặn mụn trứng cá tại nhà bằng tay; điều này có thể làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Tự ý nặn mụn trứng cá có thể gây nhiễm trùng và lây lan mụn

Nhiều người hay có thói quen khi thấy mụn xuất hiện trên mặt là đè nặn, nặn đến khi mụn vỡ ra mới thôi.
Xin thưa! Điều này rất sai lầm trực tiếp gây hại đến làn da bạn đấy!
Vì vậy hãy dừng ngay việc tự ý nặn mụn như thế này đi nhé.
Bàn tay bạn, đâu biết được có bao nhiêu vi khuẩn gây hại trên đó. Dùng tay nặn mụn là vô tình bạn đang tiếp tay cho vi khuẩn xâm hại trên làn da bạn; những nốt mụn có thể bị viêm sưng nặng hơn.
Nhiều người cẩn thận hơn, sử dụng các dụng cụ nặn mụn trứng cá. Tuy nhiên nếu không sát khuẩn, vô trùng sạch trước và sau khi nặn mụn. Thì tình trạng mụn sẽ không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn.
Khi dùng tay để nặn mụn trứng cá cũng như sử dụng dụng cụ nặn mụn trứng cá không tiệt trùng. Trong quá trình nặn mụn có ra máu nếu như không xử lý kịp thời để lan ra những vùng da xung quanh; đều này dễ lây lan mụn sang những vùng lân cận, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Để lại sẹo lõm, sẹo rỗ sau khi nặn mụn
Việc nặn mụn mủ, mụn bọc có thể để lại sẹo lõm trên da. Theo các chuyên gia thẩm mỹ thì những vết sẹo này cực kỳ khó trị, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của da. Đây là lý do mà bạn không nên tự ý nặn mụn trứng cá tại nhà.
Theo viện da liễu tại Mỹ, việc nặn không đúng cách mụn sẽ xuất hiện sẹo trong thời gian dài. Có một số sẹo sẽ mờ dần theo thời gian, tuy nhiên nhiều vết sẹo khác lại đòi hỏi cần có sự can thiệp phương pháp điều trị như laser hoặc phẫu thuật; và có thể sẽ không có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn.
Nặn mụn trứng cá sai cách khiến da bị thâm

Vết thâm là hệ lụy tất yếu của việc nặn mụn trứng cá sai cách. Nguyên nhân chính là do dùng lực mạnh để ấn vào ổ mụn, khiến da bị tổn thương dẫn đến thâm. Nếu ở mức độ nhẹ có thể sẽ phục hồi nhanh, da sẽ trở lại như ban đầu.
Tuy nhiên, nếu da tổn thương quá nặng thì những vết thâm có thể sẽ mãi không hết. Tình trạng này được gọi là tăng sắc tố sau viêm ở mụn. Chúng có thể biến mất hay mờ dần sau vài tháng hoặc thậm chí là vài năm.
Hại thần kinh, thậm chí là mất mạng
Việc nặn mụn trứng cá ở vùng cánh mũi là có thể làm cho bạn đau đớn và ra máu khi nặn. Mụn nổi nhiều vị trí khác nhau kể cả những vùng nhạy cảm, dây thần kinh và những nơi khó nặn nhất. Nếu như bạn vẫn cố gắng nặn có thể ảnh hưởng đến thần kinh, và cảm giác đau đớn là không tránh khỏi.
Những dạng mụn mọc ở cằm, chóp mũi hoặc khoé miệng việc nặn mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, mạch máu ở dưới da. Thực tế đã có một số người bị đột tử vì lý do nặn mụn trứng cá không đúng cách. Vì thế, tuyệt đối bạn không nên động chạm hay nặn những nốt mụn sưng to, cứng và đau nhức ở vùng tam giác này.
Cách nặn mụn trứng cá đúng cách không để lại sẹo
Mụn trứng cá nào không được nặn?

Có một số loại mụn trứng cá bạn cần cân nhắc có nên nặn hay không. Vì thực tế không phải loại mụn trứng cá nào bạn cũng có thể nặn được.
- Mụn trứng cá thành mảng: Với loại mụn trứng cá này chúng thường có những biểu hiện chảy dịch, có mủ, mùi hôi và cảm giác đau đớn. Đôi khi chúng còn kèm theo triệu chứng sốt, viêm,.. Vì vậy bạn không nên nặn chúng sẽ rất dễ để lại sẹo thâm.
- Mụn trứng cá bọc: Đây là loại mụn không có nhân thường có mủ, viêm, sưng và rất đau đớn.
- Mụn đinh râu: Đặc biệt loại mụn này rất độc, hay xuất hiện ở một số vị trí như cằm, môi, mép… Bạn không nên nặn mụn trứng cá này, vì có thể có những biến chứng không mong muốn xảy ra, có trường hợp gây đến tử vong.
- Mụn thịt: Loại mụn này không nặn được mà cần xử lý chúng bằng phương pháp y tế. Mụn thường xuất hiện ở vùng dưới lông mày, khu vực quanh mắt, trên mí mắt.
Mụn trứng cá nào nặn được?
Theo khuyến cáo của chuyên gia da liễu, bạn chỉ nên nặn mụn trứng cá khi hội tụ những đặc điểm dưới đây:
- Mụn không tập trung thành từng cụm, mọc đơn lẻ; không mọc ở vị trí nhạy cảm như, chân mày, quanh miệng, khoé mắt,..
- Ở mức độ nhẹ, nhỏ, không có dấu hiệu đau nhức
- Mụn không xuất hiện mủ hay sưng
- Mụn dấu hiệu đã chín, cồi mụn ngả vàng, được đẩy lên trên.
Khi nào nên nặn mụn trứng cá?

Mụn trứng cá xuất hiện trên da mặt, bạn không nên dùng tay sờ, bóp hoặc nặn. Tuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng với những mụn chưa nặn được (mụn còn non).
Trong trường hợp nhân mụn đã trồi lên bề mặt da. Bạn cần thực hiện lấy nhân mụn ngay, nếu để lâu không được loại bỏ, chúng có thể gây biến chứng có hại cho da.
Bạn cần tuân thủ quy trình nặn mụn trứng cá đúng cách, để loại bỏ được mụn trứng cá nhanh hơn. Ngược lại, tình trạng viêm sưng mụn rất có thể sẽ xảy ra; điều này đồng nghĩa với việc vi khuẩn gây mụn phát tán nhanh hơn, tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn.
Thời điểm tốt nhất để bạn nặn mụn trứng cá là buổi tối, khi bạn đã vệ sinh cơ thể và làm sạch da. Đây là khoảng thời gian làn da được thư giản sau một ngày dài, giúp da dễ dàng phục hồi hơn.
Cách nặn mụn trứng cá (cách lấy nhân mụn trứng cá)
Để nặn mụn trứng cá đúng cách và an toàn sẽ không quá khó nếu như bạn thực hiện những bước dưới đây:
- Làm sạch da và giãn nở lỗ chân lông: Thực hiện xông hơi, sử dụng: Nước hoặc lá trà tía tô,… Xông từ 10 đến 15 phút điều này giúp lỗ chân lông trên da bạn sẽ giãn nở dễ dàng thực hiện lấy nhân mụn.
- Sử dụng bao tay y tế (không nên dùng tay không), dụng cụ nặn mụn trứng cá cần được khử trùng. Điều này giúp hạn chế được vi khuẩn bên ngoài xâm nhập lên vùng da bị mụn.
- Sát trùng nốt mụn: Dùng bông gòn hoặc bông gạc chấm cồn y tế lau nhẹ lên vùng da chuẩn bị nặn mụn. (Lưu ý lau theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài và không làm ngược lại).
- Nặn mụn trứng cá đúng cách: Đối với mụn đầu đen, bạn dùng đầu có vòng tròn thép (dụng cụ nặn mụn) nhấn nhẹ lên nốt mụn; thực hiện đến khi lấy hết nhân mụn ra ngoài. Để tránh gây tổn thương da, bạn không nên dùng lực quá mạnh. Đối với mụn đầu trắng, lấy đầu nhọn của cây chích mụn đâm nhẹ vào mủ trắng. Dùng bông gòn sát khuẩn lấy hết mủ và nhân mụn ra ngoài.
- Sát trùng lại vùng da vừa nặn mụn bằng bông cồn. Vẫn thực hiện lau từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc.
Tạm kết
Có nên nặn mụn trứng cá không? Tự nặn mụn tại nhà được không? Nặn mụn trứng cá không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường. Qua bài viết này bạn đã biết rõ tại sao các chuyên gia lại khuyên rằng không nên tự ý nặn mụn trứng cá rồi phải không? Hãy chia sẻ bài viết này cho những người đang gặp khó khăn vì mụn trứng cá. Bạn cũng nên lưu lại bài viết này để áp dụng cách cách nặn mụn trứng cá đúng cách không để lại sẹo nhé!
Đọc thêm:
Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
6 cách trị mụn trứng cá cho nam giới tại nhà từ thiên nhiên
Dụng cụ nặn mụn trứng cá: 8 bước nặn mụn trứng cá tại nhà AN TOÀN
Mụn trứng cá tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Mọc mụn trứng cá ở vành tai do đâu? Cách điều trị hiệu quả
Mụn trứng cá ở mông, đùi: Nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm
Cách trị mụn trứng cá bằng mật ong như thế nào hiệu quả nhất?
Mụn trứng cá ung là gì? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Discussion about this post