Gét gô là gì? Thử thách 6 ngày 6 đêm là gì? Mà mấy ngày hôm nay đâu đâu cũng thấy. Từ những video thử thách 6 ngày 6 đêm trên Tiktok đến những bài đăng trên Facebook. Nếu chưa biết “gét gô là j” thì hãy dành ít phút đọc bài viết này nếu không muốn trở thành người tối cổ.hihi
Gét gô là gì? Hay Ghét gô là gì?

Gét gô hay Ghét gô là một dạng phát âm sai hoặc cách nói lái của từ Let’s Go trong tiếng Anh. Ý nghĩa của từ Let’s Go trong tiếng anh là đi nào, mau lên, đi thôi… Thì từ Gét gô hay Ghét gô cũng mang ý nghĩa tương tự.
Ví dụ:
– Let’s go to picnic (Có nghĩa là đi dã ngoại thôi).
– Let’s go playing this sunday. (Có nghĩa là hãy đi chơi chủ nhật này).
Thử thách 6 ngày 6 đêm là gì?

Thử thách 6 ngày 6 đêm là một lời cam kết và sẽ được thực hiện trong 6 ngày 6 đêm. Người cam kết đưa ra rất nhiều lý do và những khó khăn gặp phải nếu phải thực hiện thử thách này. Điểm đặc biệt ở những thử thách này là luôn kèm theo 2 chữ “gét gô”
Ví dụ:
Thử thách 6 ngày 6 đêm không tắm…get go
Thử thách 6 ngày 6 đêm không đi làm…get go
Thử thách 6 ngày 6 đêm không ngủ chung với vợ…get go
Thử thách 6 ngày 6 đêm ngủ ngoài đường…get go
Thử thách 6 ngày 6 đêm trên Tiktok kèm theo khẩu hiệu “gét gô” mang tính châm biếm và giải trí là chính. Những thử thách 6 ngày 6 đêm mang khẩu hiệu “gét gô” thường khó thực hiện và đôi khi là bất khả thi.
Nguồn gốc của từ Gét gô và thử thách 6 ngày 6 đêm
Cụm từ gét gô có thể xuất phát từ TikToker Tới Trời Thần (@anhtoi4). Anh chàng này chuyên đăng tải những video thử thách dân dã đậm chất đồng quê.
Trong 1 video ngắn trên tiktok vào ngày 02/04/2022 anh Tới Trời Thần quyết tâm thực hiện “thử thách 6 ngày 6 đêm dưới sình lầy” Kết thúc video anh ta cam kết bằng khẩu hiệu “gét gô”.
Thoạt nhìn video này, ta có thể thấy nội dung chẳng có gì hay ho thậm chí là “nhảm nhí”. Nhưng nhờ sự độc lạ cộng với sự giản dị chân thật của người nông dân khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy thích thú.
Nhờ những video thử thách 6 ngày 6 đêm và khẩu hiệu “gét go” mà tài khoản anh này được hơn 200 nghìn follow. Cùng nhiều video triệu view sau khi cụm từ “get go” và “thử thách 6 ngày 6 đêm” trở nên viral trên mạng xã hội.
Tại sao gét gô và thử thách 6 ngày 6 đêm trở thành hot trends?

Sau khi video “thử thách 6 ngày 6 đêm dưới sình lầy” và cụm từ “gét go” được nhiều người biết đến. Anh này tung ra nhiều video thử thách 6 ngày 6 đêm khác nhau và luôn kèm theo câu nói gét go ở cuối video.
Nhiều bạn trẻ thấy vui và cũng bắt chước thử thách 6 ngày 6 đêm và không quên sử dụng cụm từ gét go. Thậm chí cả giới nghệ sĩ và một số streamer cũng tham gia thử thách này. Chỉ trong 1 thời gian ngắn thử thách 6 ngày 6 đêm trở thành trend hot nhất trên Tiktok
Không chỉ hot trên Tiktok, gét go và thử thách 6 ngày 6 đêm đã lan truyền sang những nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram… Điều này khiến 6 ngày 6 đêm và gét go được trở thành hot trend trên khắp cộng đồng mạng.
Hiện tại có rất nhiều status (trạng thái), comment (bình luận) trên mạng xã hội. Cụm từ “gét go” và thử thách “6 ngày 6 đêm” được sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Một số người cảm thấy thích thú cũng có nhiều người bực bội vì cho rằng nó nhảm nhí.
Giải thích từ chuyên gia

Theo tác giả cuốn Ngôn ngữ mạng – Giáo sư Nguyễn Văn Khang, ngôn ngữ mạng hiện nay sử dụng rất nhiều biến thể tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt.
Cư dân mạng thường Việt hoá cách đọc và cách viết một số từ tiếng Anh theo cách dễ đọc và dễ viết hơn hoặc phát âm theo tiếng địa phương. Từ “Gét gô” cũng là một dạng như thế (biến thể của từ Let’s Go). Hoặc từ xe máy SH thì đọc thành xe ét hát, xe honda thì đọc thành hông đa…
Hiện tượng đọc và viết sai chuẩn tiếng Anh phố biến ở những nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Tiếng Anh-Việt, Anh-Nhật, Anh-Thái đều xuất hiện nhiều biến thể độc lạ mà ngay cả người bản xứ cũng không thể hiểu nổi. Tuy vậy, nhờ sự “nhập gia tuỳ tục” này mà tiếng Anh trở nên gần gũi và dễ xài hơn với mọi người.
Trước khi ghét gô trở thành hot trend như hiện nay. Những cụm từ như “ét ô ét”, “Ô dề”… cũng làm mưa làm gió trong thời gian vừa qua.
“Ô dề” là nói tắt của câu nói “Làm quá thì nó ô dề, ô dề là lố lăng”
“ét ô ét” là phiên âm của SOS trong tiếng Việt – có nghĩa là giải cứu.
Tạm kết
Gét gô là gì? Thử thách 6 ngày 6 đêm là gì? Bạn nghĩ sao về những câu nói viral trên mạng xã hội hiện nay? Bạn có cảm thấy thú vị, không quan tâm hay bực bội với những cụm từ phát âm sai chính tả như vậy?
Đọc thêm: Một cốc bằng bao nhiêu aoxơ? Cách đổi aoxơ ra gram, ml chi tiết
Discussion about this post