Mụn bọc là gì? Làm sao để hết mụn bọc? Bị mụn bọc phải làm sao? Làm sao để trị mụn bọc? Làm thế nào để hết mụn bọc? Làm sao hết mụn bọc? Mụn bọc phải làm sao?…
Quá nhiều câu hỏi khác nhau mà Dfwfriends nhận được trong thời gian vừa qua. Nhưng điểm chung của những câu hỏi này cách trị mụn bọc hiệu quả nhất và nhanh nhất. “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, để chiến thắng trong trận chiến trị mụn, mời bạn dành ít thời gian tìm hiểu về nó nhé!
Mục Lục
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc (mụn bọc mủ) không giống như các loại mụn thông thường khác, nó là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da. Mụn bọc dưới da là tình trạng nghiêm trọng hơn so với mụn trứng cá là do lỗ chân lông bị viêm nhiễm nặng; từ đó hình thành ổ khuẩn sâu, gây tổn thương gây xuất hiện mụn bọc.
Nguyên nhân xuất hiện mụn là do bã nhờn, bụi bẩn, tạp chất tích tụ lâu ngày làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây nên mụn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn acnes phát triển, tấn công làn da, hình thành mụn bọc.
Hình ảnh mụn bọc ở mặt và cơ thể



Cách nhận biết mụn bọc dưới da
Mụn bọc mủ thường có biểu hiện sưng đỏ và cứng, nhân có chứa dịch màu trắng hoặc vàng gọi chung là mủ. Mụn bọc rất dễ bị tổn thương nếu như bạn chạm vào hoặc nặn không đúng cách; mụn có thể bị vỡ và chảy dịch và có thể lây nhiễm sang vùng da khác.
Mụn bọc khi sờ vào thường có cảm giác đau nhức và sưng to; mụn bọc ở mặt sau khi lành mụn thường để lại thâm, khó phai.
Các loại mụn bọc trên mặt thường gặp nhất
Mụn bọc không nhân: Biểu hiện của mụn này thường là sưng to, đỏ ửng, đau nhức khó chịu, không có đầu nhân mụn. Vì vậy mà bạn không nên tự ý nặn như những loại mụn thông thường khác. Nếu như bạn điều trị không đúng cách, có thể gây ra những biến chứng xấu như sẹo thâm, sẹo rỗ.
Mụn bọc sưng không đầu: Biểu hiện của mụn bọc này là xuất hiện cục to trên da; chạm vào thấy cứng và nhức, không có đầu, nhân mụn ẩn sâu dưới da. Vì vậy khi điều trị mụn bọc này cũng rất khó và thường sẽ tái lại sau đó.
Mụn bọc trắng: Loại mụn này có kích thước lớn, có đầu nhân mủ trắng, không sưng, không viêm. Mụn bọc trắng có thể bị vỡ và viêm nhiễm nếu như bạn nặn hoặc chạm tay vào mụn quá nhiều.
Mụn bọc máu: Dấu hiệu để nhận biết mụn này là không sưng to, có đầu nhân mủ máu, gây đau nhức khó chịu.
Mụn bọc bị chai: Đây là mụn bọc có nhân nằm sâu dưới biểu bì da, đông cứng và đẩy ra ngoài khi nhân mụn chín. Tuy nhiên không phải lúc nào mụn cũng được đẩy ra, vì vậy mà có một số nốt mụn ngày càng bị cứng và chai sần.
Các giai đoạn nổi mụn bọc trên cơ thể
Quá trình mụn bọc mủ xuất hiện và phát triển được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khi da xuất hiện mụn trứng cá và bị vi khuẩn tấn công phát triển, biến thành mụn bọc mủ. Lúc này nốt mụn chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng.
- Giai đoạn 2: Mụn từ từ sưng to lên, có chứa thêm dịch mủ vàng hoặc trắng. Lưu ý, trong giai đoạn này bạn không nên chạm tay vào mụn, vì có thể làm mụn bị chai và khó lành.
- Giai đoạn 3: Lúc này mụn bắt đầu chín và bị vỡ ra, kèm theo máu, sau 1 thời gian thì mụn lành.
Ai dễ bị mụn bọc trên mặt?

Theo thống kê từ Bộ Y tế thì một số đối tượng thường dễ bị mụn bọc hơn những người khác. Nếu mặt tự nhiên nổi nhiều mụn bọc thì có thể bạn rơi vào một trong những nhóm người sau:
- Người ở độ tuổi dậy thì (từ 14 – 20 tuổi).
- Ở nữ giới trước, trong và sau ngày “dâu”.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh hoặc đang cho con bú.
- Những người thường xuyên bị căng thẳng, stress,..
- Người làm việc nhiều trong môi trường ô nhiễm, khói bụi,.. và không biết chăm sóc da đúng cách.
Mụn bọc có nguy hiểm không? Mụn bọc có tự hết không?
Mụn bọc mủ là dạng mụn viêm nặng, nếu như bạn không điều trị mụn bọc đúng cách; rất có thể sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng cho da. Điều này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe như:
- Thâm sẹo sau mụn: Thường khi nổi mụn bọc sẽ bị sưng đỏ, mụn có kích thước khá lớn. Nên khi mặt nổi nhiều mụn bọc sẽ trở nên kém sắc, mất thẩm mỹ. Một thời gian, mụn có thể mất dần nhưng vẫn để lại sẹo thâm trên mặt.
- Ảnh hưởng tới tâm lý: Khi mặt tự nhiên nổi nhiều mụn bọc không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà bạn còn cảm thấy ngại giao tiếp với người lạ… Ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Nếu không xử lý kịp thời, rất có thể mụn bọc lan rộng; ăn sâu vào da gây đau nhất và thậm chí còn ảnh hưởng đến dây thần kinh, hệ thần kinh.
Vì vậy mà bạn nên đừng nên xem nhẹ khi da mặt nổi nhiều mụn bọc và không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Tốt nhất là tìm hiểu xem đây là mụn bọc gì và tìm phương pháp điều trị thích hợp.
Mụn bọc có tự hết không? Thực tế, mụn bọc không thể tự hết, mà cần có biện pháp can thiệp xử lý. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu để được tư vấn và có pháp đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nổi mụn bọc là gì?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân xuất hiện mụn bọc mủ. Theo các chuyên da thì nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn mủ là do bít tắc lỗ chân lông; sự tấn công của vi khuẩn gây mụn và hoạt động quá mức của dầu nhờn trên da.
Ngoài ra còn một số tác nhân gây nên mụn bọc ẩn dưới da phổ biến hiện nay như:
- Việc bạn vệ sinh da mặt không đúng cách, cộng với sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng là nguyên nhân xuất hiện mụn bọc.
- Lạm dụng các loại dược – mỹ phẩm có chứa Corticoid khiến da yếu dần; tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công sinh ra mụn bọc mủ.
- Nguyên nhân xuất hiện mụn bọc mủ là do rối loạn nội tiết tố khiến da sản sinh ra nhiều dầu nhờn…
- Thường xuyên chạm tay lên mặt hoặc dùng tai bẩn nặn mụn… Đây là những thói quen xấu thường gặp làm cho vi khuẩn có cơ hội lây lan trên da mặt gây nên mụn.
- Do di truyền: Nếu như người thân trong gia đình (cha, mẹ) thường xuyên bị mụn, da dầu,.. rất có thể bạn sẽ bị nổi mụn bọc cao hơn so với những người bình thường.
Cách trị mụn bọc hiệu quả được áp dụng nhiều
Chữa mụn bọc hiệu quả đơn giản bằng thảo dược tự nhiên
Mụn bọc khi mới bắt đầu xuất hiện trên da, bạn có thể áp dụng một số nguyên liệu tự nhiên để chữa mụn bọc ở mặt:
- Cách trị mụn bọc bằng tỏi: Bạn dùng tỏi ép lấy nước, sử dụng bông tăm chấm lấy nước tỏi rồi chấm lên mụn bọc; sau 10 phút thì rửa lại với nước sạch. Để tăng hiệu quả bạn có thể sử dụng tỏi ăn sống mỗi ngày.
- Cách làm hết mụn bọc bằng kem đánh răng: Thoa kem đánh răng lên nốt mụn, để khoảng 60 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. Thực hiện hàng ngày có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng tấy, giảm tiết dầu thừa và làm mụn nhanh khô.
- Cách chữa trị mụn bọc nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong có tác dụng trị mụn và làm lành tổn thương da sau mụn rất tốt. Sử dụng 2 nguyên liệu theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều lên da mặt, sau 20 phút rồi làm sạch với nước. Bạn nên thực hiện theo cách này 2-3 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất.
Ưu và nhược điểm của cách trị mụn bọc tại nhà từ thiên nhiên:
- Ưu điểm: Nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, an toàn.
- Nhược điểm: Tác dụng chậm, tác dụng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người. Công thức chỉ phù hợp với trường hợp mụn nhẹ, mụn ở mức độ nặng thường không điều trị được.
Cách trị mụn bọc mủ bằng thuốc tây

Mụn bọc để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng làn da và thậm chí là sức khỏe bản thân. Bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và được chỉ định thuốc sử dụng phù hợp. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định trị mụn bọc dưới da như:
- Nhóm Retinoid (Vitamin A acid): Đây là loại thuốc dùng để bôi tại chỗ thường dưới dạng gel hoặc kem; có tác dụng giảm tiết bã nhờn, đào thải chất nhờn ra khỏi da, ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm và loại bỏ mụn hiệu quả.
- Benzoyl peroxide: Đây là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt ổ vi khuẩn, dùng để điều trị mụn bọc mủ. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như khô da, bong tróc da.
- Acid Salicylic: Đây là hoạt chất thường có trong sản phẩm trị mụn bọc mủ, có tác dụng tẩy tế bào chết; đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm làm giảm cảm giác ngứa ngáy, đau nhức do mụn bọc gây ra.
- Thuốc tránh thai: Phụ nữ có thể sử dụng thuốc tránh thai để điều trị mụn bọc mủ. Thuốc có tác dụng cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn. Khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể về cách dùng.
- Sử dụng kháng sinh: Đây là cách trị mụn bọc hiệu quả nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe; nếu dùng trong thời gian dài có thể bị đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt,…
Dùng mỹ phẩm hoặc kem điều trị mụn bọc
Sử dụng mỹ phẩm hoặc kem là cách trị mụn bọc đơn giản và khá tiện lợi. Bạn có thể dễ dàng tìm mua những sản phẩm trị mụn bọc trên thị trường. Tuy nhiên do có rất nhiều sản phẩm khác nhau, đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và lựa chọn kỹ trước khi mua. Nên tìm sản phẩm có rõ nguồn gốc, xuất xứ, uy tín, có thương hiệu… Ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, tránh các sản phẩm chứa corticoid.
Cách trị mụn bọc dưới da bằng công nghệ hiện đại
Việc điều trị mụn bọc bằng công nghệ hiện đại hiện nay được rất nhiều người lựa chọn bởi chúng mang lại hiệu quả nhanh. Một số cách chữa mụn bọc trên mặt bằng công nghệ hiện đại được sử dụng phổ biến như:
- Cách trị mụn bọc bằng laser: Đây là cách được sử dụng tia laser chiếu lên da để loại bỏ các ổ mụn, ổ vi khuẩn. Bên cạnh đó còn kích thích tăng sinh collagen để tái tạo da và ngừa sẹo sau đốt laser.
- Cách trị mụn bọc ẩn dưới da bằng cách lấy nhân mụn: Phương pháp lấy nhân mụn là cách phổ biến được các bệnh viện thẩm mỹ áp dụng. Lấy nhân mụn giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch nang lông.
- Tiêm thuốc Corticoid: Đối với trường hợp mụn bị viêm nhiễm nặng bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Corticoid trực tiếp vào nốt mụn để giảm viêm, tiêu sưng và ức chế hệ miễn dịch.
Khi áp dụng những phương pháp điều trị mụn bọc được liệt kê ở trên. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình nơi điều trị uy tín, chuyên gia có tay nghề cao…
Ăn gì để hết mụn bọc? Bị mụn bọc không nên ăn gì?

Bị mụn bọc nên ăn gì? Bị mụn bọc kiêng ăn gì? Là những câu hỏi khá phổ biến
Chế độ ăn uống hằng ngày của bạn cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da bạn. Vì vậy, để ngăn ngừa và điều trị mụn bọc hiệu quả bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Đối với câu hỏi nên ăn gì để hết mụn bọc? Bạn nên bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm như:
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu Omega-3, thực phẩm chứa thành phần oxy hóa; thực phẩm giàu chất khoáng Xê-len (hành, tỏi, …), thực phẩm chứa nhiều magie như gạo lứt, yến mạch, atiso,..
Ngoài ra, bạn cần uống đủ nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để tăng cường thanh lọc, giải độc cơ thể.
Còn với câu hỏi bị mụn bọc không nên ăn gì? Những thực phẩm dưới đây bạn cần phải tránh xa, vì có thể gây hại cho làn da của bạn như:
Sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm giàu tinh bột; các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, sản phẩm chứa chất kích thích,..
Lưu ý khi chăm sóc da mụn bọc tại nhà
Bên cạnh áp dụng một số cách trị mụn bọc được gợi ý ở trên. Thì việc chăm sóc da bị mụn cũng là vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý đến. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu lại khi muốn loại bỏ và ngăn ngừa mụn bọc hiệu quả.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày với sản phẩm phù hợp với da.
- Bạn không nên tự ý nặn mụn hoặc đưa tay sờ lên da đang bị mụn; vì vi khuẩn từ tay có thể tấn công sang da mặt và làm mụn bọc viêm sưng nặng hơn.
- Nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, thẩm thấu nhanh, hạn chế cặn mỹ phẩm làm bít tắc lỗ chân lông.
- Không nên trang điểm trong thời gian điều trị mụn bọc, để da thư giãn và giúp việc trị mụn có kết quả nhanh hơn.
- Dùng kem chống nắng và che chắn cho da mỗi khi ra đường.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, chế độ làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tạm kết
Mụn bọc là gì? Mụn bọc có tự hết không? Cách trị mụn bọc hiệu quả. Mụn bọc tuy hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng bạn cũng không nên xem thường. Bài viết này Dfwfriends chỉ cung cấp cho bạn chủ yếu là thông tin để bạn biết rõ “kẻ địch” của mình. Ở những bài viết tiếp theo Dfwfriends sẽ hướng dẫn chi tiết và sâu hơn từng vấn đề của bạn…
Bài viết liên quan:
Mọc mụn bọc ở vùng kín: Môi lớn, dương vật, háng trị thế nào?
Mụn bọc ở cằm, quanh miệng: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cổ, mụn bọc ở lưng trị thế nào hiệu quả nhất?
Mụn bọc ở mông, chân: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở mông
TOP 5 cách trị mụn bọc ở vành tai và quai hàm hiệu quả nhất
Mụn bọc ở má, trán: Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả nhất
Discussion about this post