Một trong những vị trí ưu thích của của mụn bọc là vị trí cằm và quanh miệng. Vậy tại sao lại nổi nhiều mụn bọc ở cằm, mụn bọc quanh miệng? Có cách nào điều trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất không? Nếu bạn đang có những thắc mắc hoặc vấn đề trên thì hãy dành ít thời gian cùng Dfwfriends tìm hiểu bài viết này nhé!
Mục Lục
Mụn bọc ở cằm là bệnh gì?
Mụn bọc ở cằm thường xuất hiện khá nhiều, tuy không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ nhưng lại mất thẩm mỹ và không tự tin khi giao tiếp. Rối loạn nội tiết tố là một trong số nguyên nhân hàng đầu xuất hiện mụn bọc ở cằm. Việc cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều dầu nhờn hơn…
Nhiều chị em thường lo lắng khi xuất hiện mụn bọc ở cằm và thường đặt câu hỏi: Mụn bọc ở cằm là bệnh gì? Chị em cũng đừng quá lo lắng bởi mụn bọc ở cằm cũng chưa hẳn là dấu hiệu bệnh bên trong cơ thể.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm, quanh miệng

Nổi mụn bọc ở cằm xuất hiện ở cả nam và nữ chủ yếu do rối loạn nội tiết tố tuổi dậy thì; phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt,… Khi đó tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều dầu kèm theo tế bào chết bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác có thể bị mụn bọc ở cằm.
Nguyên nhân mụn bọc ở cằm nam giới
Khi tham gia các hoạt động mạnh ngoài trời như đá bóng, chạy bộ… Các bạn nam thường chủ quan không bảo vệ da, khiến da ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, xuất hiện mụn.
Nam giới, cạo râu không đúng và vệ sinh không sạch cũng rất dễ xuất hiện mụn bọc ở cằm và quanh miệng. Những thực phẩm năng hỗ trợ cho mấy anh tập gym cũng khiến cho tình trạng mụn bọc ở cằm nhiều hơn.
Ngoài ra, mọc mụn bọc dưới cằm ở nam giới có thể là do rối loạn chức năng gan; khả năng bài tiết yếu đi, không kịp đào thải độc tố từ bên trong cơ thể ra ngoài
Chức năng thận hoạt động không tốt

Thận hoạt động không nhịp nhàng cũng có thể khiến mụn bọc mọc nhiều ở cằm ở cả nam và nữ. Vì vậy, bạn cần bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày (đủ 2 lít nước mỗi ngày); ăn uống khoa học, tập thể dụng để tăng cường sức khỏe, hạn chế bia, rượu, cafe,..
Nguyên nhân mụn bọc ở cằm nữ giới
Ở phụ nữ, việc xuất hiện mụn bọc ở cằm kéo dài có thể là cảnh báo về tình trạng sức khoẻ của bạn. Cụ thể, xuất hiện mụn bọc dưới cằm là dấu hiệu tử cung hoặc buồng trứng của hệ sinh sản đang có vấn đề; cần được thăm khám và kiểm tra sớm để có kết quả chính xác nhất.
Phụ nữ khi bị các bệnh phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm. Cần biết rõ nguyên nhân để điều trị mới có thể cải thiện tình trạng mụn, ngược lại mụn bọc sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân khác gây mụn bọc quanh miệng, môi, mép, cằm

Vệ sinh vùng miệng và cằm không sạch sẽ
Vị trí mép miệng thường bị bỏ quên không được vệ sinh sạch sẽ khi rửa mặt hay khi súc miệng. Kem đánh răng hoặc sữa rửa mặt có thể còn đọng trên mép miệng, khiến cho lỗ chân lông vùng mép miệng bị tắc nghẽn; đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây mọc mụn bọc quanh miệng, mụn bọc ở mép…
Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách
Ở phụ nữ việc trang điểm hàng ngày, sử dụng nhiều mỹ phẩm, lớp phấn giữ lâu trên da; mỹ phẩm dùng kém chất lượng lâu ngày khiến cho da ngày xấu hơn. Dẫn đến nguy cơ xuất hiện mụn là rất cao, có thể ở bất kì vị trí nào trên mặt, không chỉ riêng vùng miệng.
Sử dụng khẩu trang không đúng cách

Thói quen sử dụng khẩu trang nhiều lần không thay mới hoặc không giặt lại (đối với khẩu trang vải); đeo khẩu trang nhiều và liên tục trong một thời gian dài; là môi trường lý tưởng để có vi khuẩn sinh sôi, lây lan sang mặt và khu vực vùng miệng. Do vùng miệng là vị trí tiếp xúc khẩu trang nhiều nhất nên mụn bọc ở miệng, mụn bọc ở môi là không thể tránh khỏi.
Sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học
Bạn có thói quen thức khuya, ăn không đúng bữa, tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng… Cũng là trong số các nguyên nhân nguyên nhân mụn bọc ở cằm và mụn bọc quanh miệng xuất hiện.
Khi bạn ăn uống hoặc sinh hoạt không khoa học, các chức năng trong cơ thể hoạt động không tốt. Cụ thể, nếu như gan thải độc kém, sẽ dẫn đến trường hợp tích tụ độc tố trong cơ thể, nếu bùng phát sẽ tạo ra mụn bọc to ở cằm.
Mụn bọc ở cằm có nên nặn không?

Trường hợp nổi mụn bọc dưới cằm ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà như một số mụn khác (lưu ý là bạn tuyệt đối không nên nặn mụn bọc nhé). Bởi hành động này có thể gây nhiễm trùng da có thể để lại tổn thương cho da; để lại sẹo rỗ, sẹo thâm cho da, khiến da bạn sẽ trở nên kém sắc.
Tốt nhất trong thời gian này bạn nên sử dụng sữa rửa mặt, kem trị mụn (có thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide); giúp mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mép, mụn bọc ở môi, mụn bọc quanh miệng… nhanh chóng khô lại, gom dần.
Cách điều trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất
Để trị mụn bọc ở cằm mang lại hiệu quả nhanh, bạn cần biết rõ nguyên nhân xuất hiện mụn. Nếu biết rõ nguyên nhân chúng ta có thể dễ dàng điều trị hơn và hạn chế tình trạng tái phát. Bởi từng nguyên nhân xuất hiện mụn bọc ở cằm và quanh miệng, sẽ có cách điều trị khác nhau.
Nổi mụn bọc ở cằm nguyên nhân do rối loạn chức năng gan, thận hoặc là do bệnh phụ khoa; Bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp; vừa chăm sóc tốt cho da vừa cải thiện tình trạng sức khoẻ của bạn.
Cách chữa mụn bọc ở cằm bằng Tây y

Hiện nay việc sử dụng thuốc tây là cách trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả rất tốt. Một số thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc bôi ngoài da trị mụn Benzoyl peroxide: Thuốc này thường được bác sĩ chỉ định để trị mụn trứng cá, mụn bọc từ nhẹ đến nặng. Thuốc Benzoyl peroxide có thể dùng độc lập, tuy nhiên để mang hiệu quả cao cần kết hợp thêm một số kháng sinh trị mụn bọc khác.
- Thuốc trị mụn bọc Clindamycin: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, dung dịch, dạng tiêm và dưới dạng gel bôi. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị mụn bọc, mụn viêm,..
- Thuốc trị mụn Doxycycline: Đây là thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng cho người bị mụn bọc ở mức độ vừa và nặng.
Cách trị mụn bọc dưới cằm tại nhà
Những trường hợp mụn bọc ở cằm, mụn bọc quanh miệng ở tình trạng nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà; bằng cách sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên hoặc phương pháp điều trị tự nhiên. Với cách điều trị này giúp cải thiện mụn bọc ở cằm, ở miệng nhanh chóng và an toàn.
Chườm đá lạnh trị mụn bọc ở cằm, mụn bọc quanh miệng

Chườm đá lạnh giúp cải thiện tình trạng kích ứng, làm dịu da bị mụn bọc ở cằm, môi, mép và quanh miệng,.. giảm mẩn đỏ, sưng tấy vô cùng hiệu quả.
Cách điều trị mụn bọc ở cằm bằng cách chườm đá lạnh thực hiện khá dễ dàng. Vì vậy mà hầu hết ai cũng có thể thực hiện được.
Bạn cần chuẩn bị vài viên đá lạnh mini sau đó chườm lên cằm, khu vực bị mụn bọc quanh miệng. Ngay lúc này bạn sẽ cảm nhận được hiện tượng sưng viêm, tấy đỏ được cải thiện nhanh chóng.
Những nốt mụn sẽ nhanh chóng xẹp lại, không còn cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó nhân mụn cũng khô nhanh hơn, trồi lên bề mặt giúp lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
Cách trị mụn bọc ở cằm, quanh miệng bằng các loại mặt nạ
Cách chữa mụn bọc ở cằm, quanh miệng bằng các loại mặt nạ tự nhiên; có công dụng trị mụn khá hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà.
- Mặt nạ nghệ kết hợp với mật ong: Để chữa mụn bọc ở cằm và quanh miệng bạn chỉ cần chuẩn bị 1 muỗng bột quế và 2 muỗng mật ong. Đem 2 nguyên liệu trộn đều lại với nhau theo tỷ lệ vừa đủ. Làm sạch da mặt, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng mụn bọc ở cằm hoặc mụn bọc quanh miệng. Để yên hỗn hợp trên da 20 phút rồi làm sạch da bằng nước lạnh.
- Mặt nạ trà xanh: Cách trị mụn bọc dưới cằm bằng bột trà xanh và sữa chua không đường. Bạn cho 2 nguyên liệu trộn đều lại với nhau sau đó làm sạch da mặt và tiến hành đắp hỗn hợp lên vùng bị mụn bọc ở cằm. Sau vài phút thì làm sạch da mặt lại với nước sạch.
- Mặt nạ cà rốt: Cách trị mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở môi, mụn bọc ở miệng bằng cà rốt. Bạn đem cà rốt rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn; sau đó đắp đều lên da mặt khoảng 20 phút thì rửa lại với nước là được nhé.
Người bị mụn bọc ở cằm, quanh miệng nên làm gì?

Ngoài áp dụng các phương pháp trị mụn bọc ở cằm, quanh miệng như được Dfwfriends chia sẻ ở trên. Bạn cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của mình nhằm giúp ngăn ngừa mụn bọc và cải thiện mụn nhanh hơn.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là một trong những cách hiệu quả nhất điều trị và ngăn ngừa mụn bọc ở cằm. Thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ngọt có gas,.. là một trong những nguyên nhân xuất hiện mụn bọc ở cằm, mụn bọc quanh miệng.
Vì vậy bạn cần thay đổi thói quen ăn uống của mình thay vào đó là bổ sung chất xơ, vitamin như rau xanh, trái cây… Những thực phẩm này có chức năng thải độc và làm mát gan, ngăn ngừa da bị nổi mụn.
Việc bạn thường xuyên thức khuya cũng là nguyên nhân khiến mụn bọc ở cằm xuất hiện. Hãy thay đổi thói quen đó bằng việc đi ngủ đúng giờ, luôn giữ tinh thần thoải mái cũng là cách để ngăn ngừa mụn tốt nhất.
Chăm sóc da hợp lý ngừa mụn bọc ở cằm
Để điều trị và ngăn ngừa mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở môi, mụn bọc ở mép, mụn bọc ở miệng…hiệu quả nhất. Bạn nên kết hợp điều trị mụn bọc bên trong và bên ngoài. Nếu như chế độ ăn uống và sinh hoạt là cách điều trị bên trong; chăm sóc da sẽ là cách điều trị và ngăn ngừa mụn bọc bên ngoài.
Bạn nên có thói quen chăm sóc và vệ sinh da sạch sẽ, tẩy trang sau khi dùng mỹ phẩm và trước khi đi ngủ; cố gắng tẩy da chết 1-2 lần/ tuần cho da và rửa mặt ngày 2-3 lần để giúp da được thông thoáng, khoẻ mạnh hơn….
Tạm kết
Mụn bọc ở cằm, quanh miệng: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở cằm. Nguyên nhân chính nổi mụn bọc ở cằm, mụn bọc quanh miệng là do những yếu tố bên trong. Nhưng để tìm được chính xác vấn đề gây ra không phải là chuyện đơn giản. Vì vậy trước tiên bạn phải làm thật tốt yếu tố bên ngoài bằng cách chăm sóc da thật tốt. Nếu tình trạng mụn bọc vẫn không cải thiện, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân và cách trị phụ hợp.
Bài viết liên quan:
Mụn bọc là gì? Mụn bọc có tự hết không? Cách trị mụn bọc hiệu quả
Mọc mụn bọc ở vùng kín: Môi lớn, dương vật, háng trị thế nào?
Mụn bọc ở cổ, mụn bọc ở lưng trị thế nào hiệu quả nhất?
Mụn bọc ở mông, chân: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở mông
TOP 5 cách trị mụn bọc ở vành tai và quai hàm hiệu quả nhất
Mụn bọc ở má, trán: Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả nhất
Discussion about this post