Mụn bọc ở má, trán: Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả nhất

Ngoài mũi ra, má và trán là vùng có nguy cơ cao xuất hiện mụn. Nếu bạn thuộc tuýp người hay nổi mụn thì thỉnh thoảng mụn bọc ở trán, mụn bọc ở má sẽ ghé thăm bạn. Vậy làm thế nào để đuổi người khách không mời này?

Bài viết dưới đây Dfwfriends sẽ giúp bạn nhận diện và hiểu rõ “người bạn đáng ghét”. Qua đó bạn sẽ biết cách làm thế nào để không cho chúng có cơ hội ghé thăm bạn.

Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở má, trán

Cho dù bạn có làn da khô, da dầu, da hỗn hợp thì vẫn có thể xuất hiện mụn bọc ở má, mụn bọc ở trán, mụn bọc ở thái dương… Bởi nhiều yếu tố tác động đến, dưới đây là những nguyên nhân chính:

Mụn bọc ở má do vỏ gối và ga trải giường bẩn

Mụn bọc ở má do vỏ gối và ga trải giường bẩn
Mụn bọc ở má do vỏ gối và ga trải giường bẩn

Ga trải giường trong thời gian sử dụng có thể bám bẩn, vi khuẩn sinh sôi và nhiều chất bám khác trên ga giường. Không chỉ riêng ga giường, mà vỏ áo gối cũng có thể bám bụi bẩn, vi khuẩn. Từ đó ga giường, vỏ áo gối tiếp xúc với da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua da mặt – nguyên nhân gây nên mụn, đặc biệt là mụn bọc ở hai bên má.

Mụn bọc ở má, trán, thái dương do chạm tay vào mặt

Rất nhiều người hễ bàn tay rãnh rỗi là sờ lên mặt, rồi nặn nặn, bóp bóp… Trong khi bàn tay của bạn hoạt động hằng ngày tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn… Khi bạn chạm tay lên mặt, trực tiếp đưa vi khuẩn, bụi bẩn sang da; tăng nguy cơ xuất hiện mụn bọc ở má, mụn bọc ở trán, mụn bọc ở thái dương…

Thói quen không tốt gây mụn bọc ở trán, má

Để tóc mái: Việc bạn có thói quen để tóc mái quá dài, mồ hôi bụi bẩn sinh ra vi khuẩn, làm tắc nghẽn chân lông khiến nổi mụn bọc ở trán.

Đội mũ không đúng cách: Đội nón hoặc đội nón bảo hiểm thường xuyên, mồ hôi tiết ra nhiều, làm tắc nghẽn chân lông nguyên xuất hiện mụn bọc trên trán.

Trang điểm: Việc bạn thường xuyên phải trang điểm, với lớp phấn quá dày khiến cho da không thở nổi; làm bí tắc lỗ chân lông gây nên mụn bọc to ở má, trán, thái dương và những vị trí khác trên mặt.

Ngoài ra, việc bạn sử dụng thuốc nhuộm tóc, tẩy tóc chứa nhiều hoá chất có hại cho da. Trong quá trình làm đẹp có thể rơi rớt trên trán, nguy cơ xuất hiện mụn bọc to ở trán là rất cao.

Bị mụn bọc ở má do chăm sóc da kém

Bị mụn bọc ở má do chăm sóc da kém
Bị mụn bọc ở má do chăm sóc da kém

Chăm sóc da sai cách cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên mụn, đặc biệt là sự xuất hiện của mụn bọc ở má. Việc bạn rửa mặt và massage da quá mạnh, đây không phải là cách loại bỏ bụi bẩn trên da như bạn nghĩ. Ngược lại nó có thể làm tổn hại cho da, tăng nguy cơ xuất hiện mụn. Vì vậy khi chăm sóc da, bạn cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng nhé.

Bên cạnh đó, việc bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, cũng ảnh hưởng không nhỏ. Nó có thể gây kích ứng cho da, bít tắc lỗ chân lông… Nếu như bạn sử dụng các sản phẩm có chứa cồn hoặc chứa hương liệu tổng hợp. 

Ngoài ra, da bạn không được tẩy tế bào chết thường xuyên góp phần làm tắc nghẽn chân lông; nguy cơ xuất hiện mụn cao hơn, đặc biệt là sự xuất hiện mụn bọc ở má.

Rối loạn hormone gây mụn bọc ở trán, má, thái dương

Rối loạn hormone là một nguyên nhân gây mụn bọc không thể bỏ qua. Khi cơ thể bị rối loạn hormone (thường gặp ở tuổi dậy thì, ngày hành kinh của phụ nữ, phụ nữ mang thai, cho con bú,..); kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều dầu nhờn làm tắc nghẽn chân lông. Đây là điều kiện để vi khuẩn gây mụn tấn công, nguyên nhân xuất hiện mụn bọc trên má, trán và những vị trí khác trên cơ thể.

Những nguyên nhân khác

Bạn thường xuyên ăn uống những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, tinh bột, đường,.. Những thực phẩm này là góp phần tăng nguy cơ nổi mụn bọc ở má. Ngoài ra, việc thường xuyên  thức khuya, căng thẳng,.. cũng làm cho da bạn xấu đi; kèm theo đó là những nốt mụn bọc ở trán, má… xuất hiện.

Bị mụn bọc ở má, trán là biểu hiện của bệnh gì?

Bị mụn bọc ở má, trán là biểu hiện của bệnh gì?
Bị mụn bọc ở má, trán là biểu hiện của bệnh gì?

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia thì mụn bọc ở trán có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến gan và đường tiêu hoá. Mụn bọc ở má là dấu hiệu của việc phổi và dạ dày bạn đang có vấn đề.

Chúng ta đều biết gan đóng vai trò làm chức năng đào thải độc tố ra ngoài. Khi gan bị suy yếu không làm tốt nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với việc; những độc tố không thể hoàn toàn được đào thải ra ngoài, tích tụ bên trong cơ thể; xuất hiện mụn bọc trên mặt, đặc biệt là mụn bọc ở trán.

Liên quan đến đường ruột: Đây là cơ quan tiêu hoá giữ vai trò quan trọng. Khi gặp vấn đề việc bài tiết gặp khó khăn, tích tụ độc tố bên trong cơ thể; một thời gian gây nên mụn, đặc biệt là mụn bọc ở trán.

Ai dễ bị nổi mụn bọc ở má, mụn bọc ở trán?

Mụn bọc ở má, trán là loại mụn có kích thước khá lớn, thường bị sưng to và có màu đỏ. Bên trong mụn bọc có chứa mủ trắng hoặc vàng cùng với nhân mụn. Mụn bọc ở má và trán thường xuất hiện ở nhóm đối tượng sau:

  • Những người trong độ tuổi dậy thì từ 14 đến 20 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Phụ nữ trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt;
  • Người thường xuyên bị căng thẳng, tress,…
  • Người bị vấn đề về gan, phổi và hệ tiêu hoá

Mụn bọc ở trán, mụn bọc ở má có nguy hiểm không?

Mụn bọc ở trán, mụn bọc ở má có nguy hiểm không?
Mụn bọc ở trán, mụn bọc ở má có nguy hiểm không?

Mụn bọc ở trán, má xuất hiện thường có kích thước lớn so với các loại mụn thông thường khác. Vì vậy việc điều trị cũng khó khăn và phức tạp hơn.

Kích thước mụn lớn nên nhiều bạn thường có cảm giác thiếu tự tin khi giao tiếp nếu như da xuất hiện mụn. Nếu như bạn không có hướng điều trị sớm rất có thể sẽ để lại tổn thương cho da khá nghiêm trọng như áp xe, nhiễm trùng da, hoại tử.

Mụn bọc ở má, trán, thái dương thường xuất hiện tập trung; nếu xuất hiện viêm nhiễm lan rộng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập tấn công vào máu có thể gây nhiễm trùng máu.

Có nên nặn mụn bọc ở má và trán không?

Theo các chuyên gia, việc nặn mụn bọc ở má, trán khi nhân mụn chưa khô, chín sẽ có ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Bạn chỉ có thể nặn mụn khi nhân mụn khô, nhân trồi lên bề mặt da. Một số trường hợp bạn không nên nặn mụn:

  • Mụn bị sưng to, viêm, kích thước lớn, mềm.
  • Mụn bọc có mủ trắng có mùi tanh hôi.
  • Mụn chưa nổi cồi lên bề mặt da.
  • Cơ thể có dấu hiệu sốt, những nốt mụn cảm giác đau rát, khó chịu.

Trường hợp nếu muốn nặn mụn bọc ở má, trán bạn cần xác định rõ thời điểm phù hợp để nặn, không nên nặn những nốt mụn mới xuất hiện. Bạn có thể tham khảo các bước nặn mụn cơ bản dưới đây:

  • Làm sạch tay, vùng da bị mụn bọc và làm sạch dụng cụ nặn mụn.
  • Tiến hành xông hơi cho da mặt, giảm các giác đau rát khi nặn.
  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng chích đầu mụn.
  • Cần xác định được các nốt mụn đã khô, gom cồi để tiến hành nặn.
  • Thực hiện nặn mụn nhẹ nhàng để tránh sẹo sau đó; rửa mặt sạch và thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo.

Cách trị mụn bọc ở má, trán, thái dương hiệu quả

Cách trị mụn bọc ở trán, má bằng thuốc tây

Cách trị mụn bọc ở má, trán, thái dương
Cách trị mụn bọc ở má, trán, thái dương

Như đã đề cập ở phần trên mụn bọc ở má, trán không giống như các loại mụn thông thường khác, nó hình thành từ sâu dưới lỗ chân lông. Vì vậy, không điều trị giống như các loại mụn trứng cá thông thường. Mà cần đến thăm khám tại bệnh viện để được hướng dẫn và có pháp đồ điều trị phù hợp theo từng tình hình mụn trên da.

Cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất thường được áp dụng phổ biến là sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vết mụn. Một số thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Kháng sinh: Vi khuẩn trong lỗ chân lông sẽ được kháng sinh tiêu diệt.
  • Benzoyl peroxide: Giúp loại bỏ bã nhờn và tẩy da chết.
  • Axit salicylic: Giúp loại bỏ tận gốc các nốt sần sâu dưới lỗ chân lông.
  • Retinoids: Là chất dẫn Vitamin A, giúp làm thoáng lỗ chân lông và kháng khuẩn.

Trường hợp mụn bọc ở má, trán mức độ nặng, điều trị nhưng vẫn tái đi tái lại. Các bác sĩ có thể cho bạn thêm thuốc kháng sinh dạng uống. Nó có công dụng loại bỏ vi khuẩn gây mụn bọc, hạn chế sưng, viêm đau nhức. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống kháng sinh vài ngày, lâu nhất là tháng, không nên lạm dụng để hạn chế biến chứng.

Nếu muốn điều trị mụn bọc ở má, má triệt để lâu dài, bạn có thể hỏi ý bác sĩ và sử dụng các loại thuốc khác như:

  • Thuốc tránh thai: Có thể giúp cân bằng nội tiết tố, giảm tiết bã nhờn.
  • Isotretinoin: Là thuốc chiết xuất từ vitamin A nhưng có tác dụng mạnh hơn retinoids.

Mẹo dân gian trị mụn bọc ở má, trán tại nhà

Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để trị mụn bọc ở trán, má và thái dương. Với những nguyên liệu có sẵn, tiết kiệm, dễ thực hiện; không chỉ giúp loại bỏ mụn bọc ở má, trán mà còn an toàn lành tính khi sử dụng.

Một số cách trị mụn bọc ở trán, má bằng phương pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng như:

Cách trị mụn bọc ở má, trán bằng tỏi

Trị mụn bọc ở má, trán bằng tỏi
Trị mụn bọc ở má, trán bằng tỏi

Tỏi tươi giúp trị mụn bọc ở má rất tốt, bởi trong thành phần có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên. Với cách này bạn chỉ cần dùng 3-4 tép tỏi giã nát ép lấy nước cốt. Vệ sinh vùng da thật sạch, sau đó dùng bông gòn thấm nước cốt tỏi bôi lên da. Sau 10 phút rồi rửa lại với nước; áp dụng cách này 2 lần/ tuần, bạn sẽ thấy da cải thiện trông thấy.

Cách chữa mụn bọc ở má bằng mật ong và bột nghệ

Với công thức này giúp kháng viêm, kháng khuẩn, mờ sẹo, giúp cho da mịn màng và cải thiện mụn bọc hiệu quả. Bạn cần sử dụng bột nghệ với mật ong trộn đều với nhau, sau đó bôi lên mụn bọc ở trán, má. Sau 15 phút rửa lại với nước ấm, áp dụng 2 lần/ tuần theo cách này bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Trị mụn bọc trên trán bằng kem đánh răng

Kem đánh răng cũng giúp xẹp nhanh mụn bọc ở hai bên má và trán. Tuy cách này không được nhiều chuyên gia khuyến khích vì có thể gây tác dụng phụ nếu lạm dụng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng kem đánh răng như một biện pháp chữa cháy. Bạn chỉ cần lấy một ít kem chấm lên các nốt mụn bọc ở má, trán để qua đêm là được.

Chăm sóc da và phòng ngừa mụn bọc ở má, trán

Chăm sóc da và phòng ngừa mụn bọc ở má, trán
Chăm sóc da và phòng ngừa mụn bọc ở má, trán

Để ngăn ngừa tình trạng mụn bọc ở má, trán xuất hiện, bạn cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc da thường xuyên và đúng cách. Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa giúp bạn phòng tránh mụn bọc ở trán, má mà bạn cần nên lưu ý:

  • Rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần trong ngày sáng, tối để làm sạch da; nên chọn sữa rửa mặt phù hợp với da.
  • Nếu bạn đang bị nổi mụn bọc ở má, trán, thái dương, tuyệt đối không nên trang điểm. Các loại phấn trang điểm có thể làm bít tắc chân lông làm cho mụn ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày khi ra đường, giúp bảo vệ da trước tia UV, ngăn ngừa tổn thương trên da.
  • Bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn nhằm giúp ngăn ngừa mụn từ bên trong. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên… Giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng ngăn ngừa mụn trên da.
  • Hạn chế căng thẳng, stress,.. Hãy tập thói quen đi bộ, bơi lội,… để tinh thần luôn thoải mái.

Tạm kết

Mụn bọc ở má, trán: Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả nhất. Vậy là bạn đã cùng Dfwfriends đi hết bài viết này rồi. Nếu bạn đã đọc đến đây thì đừng đọc nữa (vì không còn gì cho bạn đọc hihi). Hãy xem xét lại mình có phạm phải lỗi nào trong những nguyên nhân gây mụn bọc ở má, trán không? Hãy sửa ngay nhé, đồng thời hãy áp dụng những hướng dẫn ở trên để tiêu diệt “người bạn không mời” nhé!

Bài viết liên quan:

Mụn bọc là gì? Mụn bọc có tự hết không? Cách trị mụn bọc hiệu quả

Mọc mụn bọc ở vùng kín: Môi lớn, dương vật, háng trị thế nào?

Mụn bọc ở cằm, quanh miệng: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở cằm

Mụn bọc ở cổ, mụn bọc ở lưng trị thế nào hiệu quả nhất?

Mụn bọc ở mông, chân: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở mông

TOP 5 cách trị mụn bọc ở vành tai và quai hàm hiệu quả nhất

Mụn bọc ở mũi: 5 cách trị mụn bọc trên mũi hiệu quả tại nhà

10 cách trị mụn bọc mụn mủ, mụn bọc sưng to hiệu quả nhất

Related Posts

Next Post

Discussion about this post

Sản phẩm được tin dùng