Với những bạn làm việc văn phòng hoặc tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều; thì mụn bọc ở mông giống như một cực hình “kêu trời không thấu”. Vậy làm thế nào để tình trạng này mau chóng biến mất?
Dfwfriends sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề khó chịu này một cách nhanh chóng; việc của bạn chỉ đơn giản là đọc và làm theo hướng dẫn của bài viết này.
Mục Lục
Nổi mụn bọc ở mông là gì?
Mụn bọc ở mông là mụn xuất hiện quanh vùng mông ở dạng đốm đỏ, đốm nhân trắng; có kích thước nhỏ như mụn trứng cá, hay còn được gọi là mụn trứng cá bọc. Vùng mông là vùng da nhạy cảm, thường xuyên ma sát với quần áo; chịu ảnh hưởng nhiều khi hoạt động, di chuyển và áp lực từ việc ngồi, nằm… Vì thế các nốt mụn bọc rất dễ bị nhiễm khuẩn, viêm sưng đau và dễ vỡ.
Mụn bọc ở mông xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi, nốt mụn khi bị viêm sẽ sưng to, đầu mụn có màu đỏ; trong nhân mụn có chứa dịch mủ viêm, gây ngứa ngáy, đau nhức. Nếu không có biện pháp kịp thời, các nốt mụn sẽ bị vỡ, chảy dịch mủ làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở chân và mông

Mụn bọc nước ở chân và mông xuất hiện biểu hiện ban đầu là sẩn màu hồng; đỏ đau rát, có kích thước khá nhỏ, vùng da xung quanh mụn có thể bị đỏ, sưng lên. Vài ngày khi mụn bọc xuất hiện, các nốt mụn bị tổn thương sưng mủ. Chúng có thể phát triển to hơn, gây đau đớn, sau thời gian mụn bị vỡ và chảy dịch.
Mọc mụn bọc ở mông và chân thông thường sẽ khỏi trong vài tuần, hoặc cũng có thể đeo đẳng khoảng 1 tháng. Những nốt mụn nhỏ thường không để lại sẹo, nốt mụn lớn có thể để lại sẹo thâm trên da.
Nguyên nhân bị mụn bọc ở mông và chân
Ngoài những nguyên nhân bên trong gây mụn mà Dfwfriends đã đề cập ở những bài trước. Nguyên nhân chính xuất hiện mụn bọc ở mông, mụn bọc ở chân, mụn bọc ở đùi, mụn bọc ở bụng… Là do tắc nghẽn chân lông, viêm nang lông, chứng dày sừng nang lông và áp xe da:
Viêm nang lông gây mụn bọc ở môn
Viêm nang lông là nguyên nhân gây mụn bọc ở mông phổ biến nhất. Khi lỗ chân lông bị kích ứng sẽ trở nên đỏ và sưng có thể gây đau, ngứa.
Nguyên nhân bị viêm nang lông có thể là do bạn mặc quần áo quá chật, bó sát lên da làm cho lỗ chân lông bị kích ứng và gây viêm da.
Mụn bọc ở mông do dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông thường có biểu hiện thô ráp, sần sùi trên mông. Bệnh này thường xuất hiện khi có sự tích tụ keratin (lớp bảo vệ bề mặt da) quá nhiều, xung quanh lỗ chân lông
Bệnh này có thể do di truyền, thường xuất hiện ở trẻ em và lớp dày sừng này có thể gây nên mụn bọc ở mông; tuy nhiên những nốt mụn bọc này lại không quá nguy hiểm.
Lỗ chân lông bít tắc dễ gây mụn bọc ở mông, chân

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị nổi mụn bọc ở mông và những vị trí khác trên cơ thể. Một số thói quen không tốt dễ làm da vùng mông bị bít tắc:
- Mặc quần bó: Khiến mông bị bó chặt và cọ xát nhiều, khiến vùng mông đổ nhiều mồ hôi, dầu nhờn…
- Ngồi quá lâu: Việc bạn ngồi lâu trong thời gian dài, ít di chuyển khiến vùng da mông bị tì đè gây áp lực dễ bị bít tắc lỗ chân lông
- Mặc quần áo ướt hoặc nhiều mồ hôi: Điều này khiến cho vùng da mông bị bí tắc tuyến chân lông.
- Ngoài ra, đồ lót không thay giặt thường xuyên khiến cho vi khuẩn xâm nhập phát triển gây mụn.
Áp xe da gây mụn bọc ở mông
Áp xe da xuất hiện khi lỗ chân lông bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây nên áp xe. Một số loại nấm cũng có thể dẫn đến áp xe, nhưng trường hợp này rất hiếm.
Trường hợp mụn bọc ở mông lớn, mọc thành cụm, gây đau rát có thể là triệu chứng của bệnh áp xe. Các khối áp xe có thể xuất hiện ở mông, cũng như có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên da.
Khi bị áp xe bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu để có cách chữa mụn bọc ở mông hiệu quả và phù hợp nhé.
Mọc mụn bọc ở mông xử lý thế nào?
Một số người, do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi nhiều (dân văn phòng). Nên da vùng mông rất có thể bị tổn thương và bị bít tắc, làm cho mụn bị sưng to hơn và chứa dịch mủ. Khi gặp phải vấn đề mụn bọc ở mông bạn chỉ muốn loại bỏ chúng ngay lập tức.
Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quá vội vàng, chích nặn vô cùng nguy hiểm; những loại mụn đinh râu có thể gây nhiễm trùng và mất máu. Nếu chưa xác định rõ mụn bọc gì thì bạn không nên tự xử lý tại nhà; bạn có thể đến ngay bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm.
Một số biện pháp khắc phục mà bạn có thể áp dụng:
- Bạn có thể sử dụng cồn i-ốt 3-5%, vệ sinh sạch vùng nổi mụn bọc
- Tránh ngồi lên vật cứng, nhất là vị trí bị nổi mụn.
- Bạn nên hạn chế sờ, nặn làm cho mụn bị chai và lâu khỏi hơn.
- Sau vài ngày xuất hiện mụn, nếu mụn sưng mủ, tạo ngòi và vỡ ra thì bạn có thể nặn mụn.
Mụn bọc ở mông có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện mụn bọc ở mông bạn không nên tự ý nặn vì rất có thể là mụn nhọt hoặc mụn đinh râu. Các chuyên gia khuyên rằng, ổ mụn xuất hiện ở mông lâu ngày, đau nhức, không khỏi, chuyển sang màu vàng; thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được theo dõi và điều trị phù hợp hơn.
Không nên tự ý nặn mụn bọc ở mông để tránh nhiễm trùng và lây lan sang vùng da khác. Nếu như mụn xuất hiện vài 3-4 ngày mà không thấy thuyên giảm thì nên tìm đến bác sĩ để xác định tình trạng da, nguyên nhân và giải pháp phù hợp.
Dù mụn mọc ở mông – vị trí nhạy cảm nhưng mọi người hãy cố gắng bỏ qua sự ngại ngần; để nhanh chóng xử lý mụn kịp thời, tránh khỏi phiền toái cho cơ thể nhé!
Cách trị mụn bọc ở mông tại nhà an toàn
Cách chữa mụn bọc ở mông, chân bằng thuốc Tây
Thuốc Tây là lựa chọn của khá nhiều người khi bị mụn bọc ở mông, vì sự tiện lợi và hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Bạn có thể mua thuốc trị mụn bọc ở mông ngay tại các hiệu thuốc hoặc nhờ đến bác sĩ kê đơn. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc tây để trị mụn bọc ở mông như:
- Thuốc kháng sinh: Giúp chống khuẩn tiêu viêm, giảm viêm nhiễm (thuốc được chỉ định từ bác sĩ, sử dụng theo đơn). Hạn chế dùng thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
- Thuốc đặc trị mụn Isotretinoin: Mụn bọc ở mông ở mức độ nặng, viêm nhiễm thường được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên khi sử dụng thường xảy ra tác dụng phụ như: khô môi, khô da, chảy máu, sưng mí mắt, đau cơ…Vì vậy cần sử dụng theo đơn bác sĩ kê toa.
- Thuốc axit Salicylic: Giúp loại bỏ các tế bào chết, hóa sừng trên da, hòa tan trong dầu, làm sạch bụi bẩn hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống viêm tại chỗ, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy do mụn gây ra.
Trị mụn ở mông bằng chườm nóng hoặc lạnh

Cách trị mụn bọc ở mông bằng chườm nóng hoặc lạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm hiệu quả. Ngoài ra còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn mới xuất hiện.
Để trị mụn bọc ở mông bằng chườm nóng hoặc lạnh, bạn chuẩn bị một túi chườm nóng hoặc một chai nước đá. Vệ sinh vùng da mông hoặc chân rồi đặt túi nóng (lạnh) lên vùng mông bị mụn. Để yên túi nóng (lạnh) trên da khoảng 15 phút là được.
Bạn có thể dùng nước đá sau khi đã chườm nóng. Mỗi ngày, bạn thực hiện từ hai đến ba lần với cách này giúp mụn bọc ở mông nhanh chín hơn.
Cách chữa mụn bọc ở mông bằng rau mồng tơi
Mồng tơi được sử dụng chế biến món canh rau mồng tơi có hương vị vô cùng hấp dẫn. Bên cạnh đó, rau mồng tơi cũng được nhiều người sử dụng để trị mụn bọc ở mông hiệu quả. Bởi mồng tơi có công dụng thải độc tốt giúp tiêu viêm nhanh chóng.
Cách chữa mụn bọc ở mông bằng rau mồng tơi:
Chọn vài lá mồng tơi tươi, rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó đắp bã mồng tơi lên vùng da bị mụn, giữ yên khoảng 15 phút rồi làm sạch lại với nước sạch.
Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày theo cách này để mụn mọc ở mông giảm sưng và xẹp nhanh chóng.
Cách trị mụn ở mông, chân bằng tinh dầu cây trà

Tinh dầu cây trà giúp loại bỏ mụn hiệu quả bởi có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Cách trị mụn bọc ở mông bằng tinh dầu trà rất đơn giản:
- Sử dụng vài giọt tinh dầu trà pha với dầu dẫn có thể là dầu oliu hay dầu dừa.
- Dùng tăm bông chấm hỗn hợp xoa lên từng nốt mụn bọc ở mông trong vòng 5 phút
- Thoa hỗn hợp trên da mụn 2-3 lần/ ngày để có kết quả tốt nhất.
Cách chữa mụn bọc ở mông bằng tỏi
Trị mụn bọc ở mông bằng tỏi mang lại hiệu quả khá cao nên được nhiều người áp dụng. Bởi tỏi có chứa nhiều hoạt chất Sulphur và Allicin nên có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, loại bỏ bã nhờn và làm chậm quá trình lão hóa da.
Cách trị mụn bọc ở mông bằng tỏi như sau:
Sử dụng 3-4 tép tỏi, bỏ vỏ và giã nát, sau đó đắp lên vùng da bị mụn ở mông. Thực hiện đắp hỗn hợp 2-3 lần mỗi ngày để đạt được kết quả xẹp mụn bọc ở mông tốt nhất.
Ngăn ngừa mụn bọc ở mông như thế nào?

Một số vần đề bạn cần lưu tâm như:
- Sau khi tập thể dục, nghỉ ngơi 30 phút rồi tắm rửa sạch sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, dầu thừa và bụi bẩn ngoài da. Điều này giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn, ngăn ngừa được mụn.
- Nếu như bôi kem dưỡng da làm lỗ chân lông bị bít tắc, bạn có thể dùng sản phẩm dưỡng da có chứa axit lactic. Nhằm giúp cấp nước cho da, vừa giúp tẩy tế bào chết, cung cấp độ ẩm cho da; ngăn ngừa được tình trạng dày sừng nang lông – nguyên nhân gây nên mụn bọc ở mông.
- Tẩy tế bào chết là bước quan trọng giúp trị và ngăn ngừa mụn bọc hiệu quả. Nên chọn các sản phẩm tẩy tế bào da chết có chứa axit glycolic; giúp điều trị mụn bọc ở mông nhờ vào khả năng giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Cần lựa chọn đồ lót có chất liệu cotton giúp da thông thoáng hơn, quần áo rộng rãi, thoải mái,.. Hạn chế mặc quần áo bó sát để giảm ma sát lên da.
- Việc massage mạnh hoặc dùng sản phẩm tẩy da chết quá mạnh khiến viêm nang lông nghiêm trọng. Vì vậy, cần nhẹ nhàng với làn da, đặc biệt là vùng da ở mông.
- Trường hợp công việc phải ngồi máy tính trong thời gian dài trong ngày; thì bạn nên có thói quen cứ 1 – 2 tiếng đứng lên đi lại một lần (uống nước). Điều này vừa giúp giảm mệt mỏi, buồn ngủ mà vừa giúp giải thoát bí bách cho vùng mông.
Bị mụn bọc ở mông nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Mụn bọc ở mông dễ sưng tấy, có mủ thì cần không nên ăn những thực phẩm gây nóng cơ thể, cụ thể như: hành tỏi, ớt, tiêu,.. Các loại trái cây có tính nóng như nhãn, sầu riêng,..
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ… Nguyên nhân tìm ẩn làm bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, bia rượu,.. Không nên ăn đồ ngọt (tăng lượng đường có thể tiết ra nhiều bã nhờn – nguyên nhân gây nên mụn).
- Với những cơ địa dễ nhạy cảm, dị ứng nên hạn chế ăn hải sản, trứng, nấm,..
Tạm kết
Mụn bọc ở mông, chân: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở mông. Dfwfriends cũng đã đôi lần chịu cảm giác khó chịu như bạn đang bị lúc này. Vì vậy mà Dfwfriends hiểu được mong muốn chính đáng của bạn. Hãy đọc kỹ bài viết này để bạn giải quyết nhanh vấn đề mụn bọc ở mông của mình; đồng thời hiểu rõ về nó để biết cách phòng ngừa không gặp lại những nốt mụn khó chịu đó nữa.
Bài viết liên quan:
Mụn bọc là gì? Mụn bọc có tự hết không? Cách trị mụn bọc hiệu quả
Mọc mụn bọc ở vùng kín: Môi lớn, dương vật, háng trị thế nào?
Mụn bọc ở cằm, quanh miệng: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cổ, mụn bọc ở lưng trị thế nào hiệu quả nhất?
TOP 5 cách trị mụn bọc ở vành tai và quai hàm hiệu quả nhất
Mụn bọc ở má, trán: Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả nhất
Discussion about this post