Mũi là nơi được chú ý nhất trên khuôn mặt, nhưng nó cũng là nơi xuất hiện nhiều mụn nhất. Một buổi sáng thức dậy, bạn vô tình thấy đau trên mũi và ôi thôi mụn bọc ở mũi xuất hiện từ bao giờ vậy? Làm sao để hết mụn bọc ở mũi đây?….
Để không phải trở thành người nổi bật với nốt mụn bọc to ở mũi như “tên hề”. Dfwfriends sẽ hiến cho bạn vài kế sách để xử lý chúng. Bây giờ bạn hãy dành vài phút để tìm hiểu về nó cũng như cách điều trị mụn bọc ở mũi nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi, trên mũi
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân mụn bọc ở mũi, để giúp chị em có cái nhìn chi tiết nhất. Dfwfriends sẽ tổng hợp 5 nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mụn bọc ở mũi.
Nguyên nhân mụn bọc ở mũi do hệ bài tiết trên da

Nếu như hệ bài tiết không được khoẻ, da rất dễ nổi mụn. Cụ thể tuyến bã nhờn luôn hoạt động để đào thải bã nhờn, mồ hôi. Ngược lại tuyến bã nhờn hoạt động không ổn định, sẽ khiến da tăng lượng bài tiết. Dầu nhờn càng nhiều thì nguy cơ khiến mụn bọc phát sinh càng cao, đặc biệt là mụn bọc trên mũi.
Nổi mụn bọc ở mũi do rối loạn Hormone
Cơ thể bị rối loạn hormone cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên mụn bọc ở mũi. Hormone rối loạn làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết bã nhờn trên da, làm cho da dễ bị kích ứng và nổi mụn. Hormone thường bị rối loạn ở độ tuổi dậy thì, ở nữ giới trong những ngày “dâu”, mang thai, sau sinh…
Ngoài ra, khi tâm trạng trở nên căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm cho hormone trong cơ thể thay đổi; khiến da dễ xuất hiện mụn hơn, đặc biệt là dễ mọc mụn bọc ở mũi.
Viêm tiền đình mũi gây mụn bọc ở mũi
Viêm tiền đình mũi là tình trạng nhiễm khuẩn ở phần trước hốc mũi, nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do bạn thường xuyên hỉ mũi quá mạnh, ngoáy mũi,… là điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu) phát triển hình thành mụn bọc mọc ở mũi.
Bị mụn bọc ở mũi do thói quen chạm tay lên mặt

Khi thấy mụn xuất hiện, mọi người thường có thói quen là chạm tay, sờ lên mụn hoặc thậm chí là nặn mụn. Điều không thể loại bỏ được mụn, mà vô tình làm tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Tay là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, khi bạn chạm tay lên nốt mụn bọc ở mũi; là cơ hội cho vi khuẩn lây lan qua da, khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Mụn bọc mọc ở mũi do những nguyên nhân khác
Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên tiêu thụ nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, bia rượu, cà phê,…. Hoặc bạn thiếu ngủ, thức khuya cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho mụn xuất hiện trên da, điển hình là bị mụn bọc ở mũi.
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Khi mũi bị mụn bọc, hay những vị trí khác có thể là những dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy bạn không nên quá chủ quan, nếu như mụn xuất hiện trong thời gian dài mà không thuyên giảm, hãy đến bác sĩ kiểm tra sức khoẻ nhé.
Mọc mụn bọc ở mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến gan; có thể bị rối loạn chức năng gan hoặc các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan,.. Mụn bọc ở cánh mũi có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày và nội tạng bị nóng. Mọc mụn bọc trong lỗ mũi, mụn bọc dưới mũi cảnh báo liên quan đến một số bệnh như viêm xoang hoặc niêm mạc mũi bị trầy xước.
Ngoài ra mụn bọc ở mũi và cằm còn có thể có liên quan đến tim mạch; mũi bị sưng phù do mụn bọc có thể liên quan đến huyết áp.
Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?

Nhiều người thường tự ý nặn mụn bọc ở mũi và cho rằng đây là cách nhanh nhất để loại bỏ nhân và nhanh lành mụn hơn. Thực tế, hành động này có thể khiến cho mụn bọc ở mũi ngày càng nặng hơn và có thể gây biến chứng không mong muốn.
Bạn tự ý nặn mụn bằng tay hoặc kim khiến cho mụn nặn hơn bởi nhiều lý do: Nặn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh, nặn khi mụn chưa chính,..
Việc bạn không phân biệt được mụn bọc và mụn đinh râu (3 vị trí thường xuất hiện mụn đinh râu là mũi, miệng và cằm); khi nặn phải rất nguy hiểm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy để an toàn, bạn không nên nặn mụn bọc ở mũi nhé. Để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Cách nặn mụn bọc ở mũi an toàn
Theo các chuyên gia da liễu tại Seoul Academy thì bạn không nên tự ý nặn mụn bọc ở mũi, hay mụn những vị trí khác tại nhà khi không hiểu rõ về mụn và da.
Nếu như phải xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà, bạn phải chú ý đến thời gian nặn mụn. Có nghĩa là mụn đã chín, không sưng không đau; phần đỉnh đầu đã xuất hiện đầu trắng, cồi mụn có thể nhìn thấy được bằng mắt; nên chọn những nốt mụn mọc riêng lẻ, nhỏ để nặn.
Nếu muốn chữa mụn bọc ở mũi an toàn hơn, bạn nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa; để được tư vấn và kiểm tra xem tình trạng mụn bởi người có chuyên môn và kỹ thuật.
Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà hiệu quả nhất
Làm sao để hết mụn bọc ở mũi? Làm sao để trị mụn bọc ở mũi?
Cách chữa mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh

Đá lạnh trị mụn bọc ở mũi giúp làm giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy do mụn gây ra; đây là cách trị mụn đơn giản và rẻ tiền nhất. Ngoài ra, đá lạnh còn giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế xuất hiện mụn.
Cách trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh rất đơn giản: Sử dụng đá viên, dùng khăn mềm mỏng, bọc viên đá; sau đó chườm lên vùng da bị mụn bọc đến khi tan hết đá là được. Bạn thực hiện với cách này 2-3 lần mỗi ngày để cải thiện mụn nhanh nhất nhé.
Trị mụn bọc trên mũi bằng chanh tươi
Chanh tươi là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các công thức trị mụn bằng phương pháp tự nhiên. Bởi chanh có tính kháng khuẩn mạnh, có chứa nhiều vitamin C giúp làm khô nhân mụn, xẹp mụn nhanh hơn.
Chanh tươi có tác dụng kháng khuẩn mạnh do thành phần có tính acid. Ngoài ra, vitamin C trong chanh giúp làm khô nhân mụn, giúp cho các nốt mụn xẹp xuống nhanh chóng.
Cách chữa mụn bọc ở mũi bằng chanh:
Sử dụng nước cốt chanh, dùng tăm bông chấm lấy nước cốt chanh bôi lên nốt mụn. Áp dụng 2 lần/ ngày, mỗi ngày để có kết quả tốt nhất nhé.
Lưu ý: Khi áp dụng cách trị mụn ở mũi bằng chanh tươi, bạn nên bảo vệ da kỹ trước khi ra nắng, acid trong chanh khiến da dễ bắt nắng.
Cách trị mụn bọc ở mũi bị chai bằng giấm táo

Giấm táo có công dụng giúp giảm viêm, loại bỏ vi khuẩn gây mụn, giảm sưng mụn; ngăn ngừa mụn lây lan sang vị trí khác và giúp cân bằng độ pH cho da.
Cách trị mụn bọc bị chai ở mũi bằng giấm táo như sau:
Làm sạch da, sử dụng vài giọt giấm táo, thoa trực tiếp lên các nốt mụn bọc. Tiến hành massage khoảng 5 phút, để khô tự nhiên sau đó rửa lại với nước mát là được. Thực hiện theo cách này 1 lần/ngày, bạn sẽ thấy nhân mụn sẽ khô và mụn sẽ dần nhỏ lại.
Dùng giấm táo là một trong những cách trị mụn bọc ở mũi nhanh nhất và hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng giấm táo nguyên chất nếu như mụn bọc ở mũi không tới mức sưng, đỏ, đau.
Cách trị mụn bọc to ở mũi bằng rau mồng tơi
Một số nghiên cứu cho rằng, mồng tơi giúp chăm sóc và trị mụn rất tốt bởi có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, mồng tơi có chứa nhiều vitamin A3, B3, saponin, sắt… giúp điều trị mụn bọc trên mũi hiệu quả và không tái lại.
Cách làm hết mụn bọc ở mũi bằng rau mồng tơi như sau: Rau mồng tơi rửa thật sạch, đem đi xay nhuyễn, vắt lấy phần nước cốt, thoa phần nước cốt lên vùng da bị mụn bọc. Bạn thực hiện 2 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất nhé.
Trị mụn bọc ở mũi bằng nước súc miệng

Nước súc miệng có thành phần kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nên mụn bọc. Ngoài ra còn giúp thu nhỏ nhỏ lỗ chân lông và giảm viêm rất tốt.
Cách trị mụn bọc ở mũi bằng nước súc miệng:
Thấm 1 ít nước súc miệng (nên chọn loại không có hương liệu) vào bông gòn, sau đó chấm lên nốt mụn bọc. Để yên trên mũi khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Áp dụng 2-3 lần/ ngày để giúp mụn bọc khô nhanh hơn.
Lưu ý khi điều trị mụn bọc ở mũi tại nhà
Mụn bọc thường nặng hơn các loại mụn thông thường, vì vậy đòi hỏi chăm sóc cũng phải có yêu cầu cao hơn. Để cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc ở mũi, nếu như chưa hiểu rõ về nó. Việc tự ý nặn mụn sẽ khiến mụn ngày càng nghiêm trọng hơn, dễ lây lan hơn.
- Nên chọn sữa rửa mặt phù hợp với da, dịu nhẹ kết hợp sản phẩm đặc trị mụn bọc, giúp mụn nhanh khỏi hơn.
- Có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học hơn; bổ sung vitamin, dưỡng chất có ích cho cơ thể như rau xanh, thịt cá, nước ép,..
- Trong thời gian chữa mụn bọc ở mũi hạn chế tiếp xúc trực tiếp ánh nắng; bôi kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ làn da không bị thâm sạm, tổn thương.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp da khoẻ mạnh hơn và đào thải độc tố tốt hơn
Tạm kết
Chẳng ai là có thể biết tất cả phải không? Khi bạn tìm kiếm cách nặn mụn bọc ở mũi, cách chữa mụn bọc ở mũi, cách trị mụn bọc trên mũi… Dfwfriends sẽ xuất hiện và hướng dẫn bạn giải quyết vấn đề. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên đã phần nào giúp bạn an tâm về nốt mụn bọc to trên mũi của mình. Còn bây giờ thì hãy bắt đầu áp dụng những công thức trên và nói lời chào tạm biệt những nốt mụn bọc ở mũi nhé.
Bài viết liên quan:
Mụn bọc là gì? Mụn bọc có tự hết không? Cách trị mụn bọc hiệu quả
Mọc mụn bọc ở vùng kín: Môi lớn, dương vật, háng trị thế nào?
Mụn bọc ở cằm, quanh miệng: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cổ, mụn bọc ở lưng trị thế nào hiệu quả nhất?
Mụn bọc ở mông, chân: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở mông
TOP 5 cách trị mụn bọc ở vành tai và quai hàm hiệu quả nhất
Mụn bọc ở má, trán: Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả nhất
Discussion about this post