Không gì khó chịu hơn khi những nốt mụn nổi cắc cớ ở những “chỗ kín”; đừng hiểu lầm nhé, chỗ kín ở đây là trong tai hoặc sau tai. Bài viết hôm nay Dfwfriends sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách trị mụn bọc ở vành tai, trong tai.
Qua bài viết này bạn sẽ biết được những cách đơn giản để xử lý chúng. Ngoài ra bạn sẽ hiểu rõ hơn tại sao lại xuất hiện mụn bọc ở vành tai hay quai hàm; để bạn biết cách phòng ngừa không để chúng xuất hiện làm khổ bạn thêm lần nào nữa.
Mục Lục
Mẹo trị mụn bọc ở vành tai và quai hàm đơn giản tại nhà
Cách trị mụn bọc ở vành tai bằng tây y
Trị mụn bọc ở vành tai bằng thuốc tây là cách đơn giản và mang lại hiệu quả nhanh. Bạn có thể sử dụng thuốc dạng bôi, uống hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ mụn bọc ở tai. Một số biện pháp phổ biến có thể kể đến là:
- Dùng cồn sát khuẩn chấm vào nốt mụn 2 lần/ ngày giúp mụn nhanh khô và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
- Sử dụng tăm bông chấm oxy già lên nốt mụn bọc ở tai, giúp trị mụn nhanh hơn.
- Chọn các loại kem trị mụn có thành phần neosporin, polysporin và các sản phẩm chứa acid salicylic.
- Các loại thuốc chống viêm, tiêu sưng dạng uống như NSAIDS, ibuprofen hoặc naproxen.
- Để mụn bọc ở vành tai, quai hàm không phát triển và lây lan nhanh. Bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau (Paracetamol) hoặc giảm viêm (Serrapeptase).
Cách trị mụn bọc ở tai bằng nước muối sinh lý

Cách trị mụn bọc sau tai và quai hàm bằng nước muối sinh lý giúp giảm sưng; sát khuẩn, kháng viêm, giúp lỗ chân lông thông thoáng và cân bằng độ ẩm. Bạn sử dụng nước muối sinh lý 0.9% hoặc là pha loãng; rồi thoa trực tiếp lên các nốt mụn bọc ở sau tai chờ đến khi khô rồi làm sạch lại với nước.
Chườm nóng trị mụn bọc ở vành tai, mụn bọc ở quai hàm
Chườm nóng bằng nước ấm trị mụn bọc ở tai
Trị mụn bọc ở tai bằng cách chườm nước ấm giúp mụn lành nhanh hơn. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng cồn y tế hoặc nước muối sinh lý để làm sạch nốt mụn; sau đó dùng gạc y tế nhúng vào nước nóng, vắt hết nước rồi đắp lên nốt mụn. Để khoảng 10 – 15 phút cho đến khi gạc hết ấm là xong.
Đắp túi trà đen giảm mụn bọc sau tai
Sử dụng túi trà để cải thiện mụn bọc ở vành tai, giúp giảm sưng viêm và hỗ trợ trị mụn hiệu quả. Sử dụng 1 túi trà ngâm trong nước nóng, sau đó lấy ra đắp túi trà lên nốt mụn; dùng khăn nóng ướt che lại, sau vài phút thì lấy ra. Thực hiện với cách này mỗi ngày để mụn bọc ở tai được cải thiện nhanh chóng.
Giảm sưng viêm mụn bọc ở vành tai bằng đá lạnh

Ngược lại với cách chườm nóng, chườm lạnh cũng là một cách trị mụn bọc ở vành tai, quai hàm khá hiệu quả. Điều này giúp lỗ chân lông co lại, thu nhỏ các mạch máu dưới da, các nốt mụn sẽ bớt sưng và bớt đỏ hơn.
Cách trị mụn bọc ở quai hàm bằng đá lạnh rất đơn giản. Bạn sử dụng một viên đá, bọc trong khăn mỏng mềm, sau đó chườm nhẹ lên vùng da bị mụn sưng. Thực hiện theo cách này khoảng 3 lần/ ngày bạn sẽ cảm nhận được nốt mụn giảm sưng đáng kể.
Trị mụn bọc ở vành tai, quai hàm bằng thiên nhiên
Kinh nghiệm trị mọc mụn bọc ở sau tai bằng rau húng quế
Trị mụn bọc trong tai bằng rau húng quế giúp mụn nhanh khô và giảm đau, sưng nhanh hơn. Bạn sử dụng nguyên liệu là 1 nắm lá húng quế đem rửa sạch với nước muối. Sau đó, đem nhã nhuyễn với vài hạt muối. Làm sạch vùng da bị mụn, đắp hỗn hợp lên nốt mụn khoảng 15 phút thì rửa sạch lại với nước. Thực hiện theo cách này mỗi ngày bạn sẽ thấy mụn bọc ở vành tai cải thiện rõ rệt đấy.
Mẹo làm xẹp mụn bọc ở vành tai bằng giấm táo

Cách trị mụn bọc ở tai bằng giấm táo được thực hiện khá dễ dàng. Bạn sử dụng mật ong và giấm táo, 2 nguyên liệu trộn đều với nhau theo tỉ lệ 1:1. Sử dụng tăm bông chấm hỗn hợp bôi lên nốt mụn và để yên 20 phút. Thực hiện cách này 2-3 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất.
Dùng tỏi trị mụn bọc ở vành tai
Cách trị mụn bọc ở tai bằng tỏi giúp mụn nhanh khô và tự bong ra mà không cần phải nặn. Tỏi bạn bóc vỏ rồi đem đi xay nhuyễn, sau đó đắp phần tỏi vừa xay lên các nốt mụn. Lưu lại trên da, sau 20 phút thì rửa lại với nước là được.
Cách giảm sưng mụn bọc ở tai dầu dừa
Sử dụng dầu dừa trị mọc mụn bọc ở sau tai giúp kháng khuẩn, giảm viêm cung cấp độ ẩm cho da. Bạn sử dụng dầu dừa nguyên chất, bôi lên mụn bọc ở quai hàm hoặc sau tai, massage nhẹ nhàng vài phút. Tiếp tục để yên khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Nguyên nhân mụn bọc ở vành tai

Nguyên nhân gây mụn bọc ở tai là do tích tụ quá nhiều dầu nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông; đây là điều kiện để vi khuẩn hình thành và phát triển, gây ra mụn. Mụn bọc ở vành tai có thể gây đau nhức dữ dội, tạo cảm giác rất khó chịu nếu như bạn gặp phải.
Việc bụi bẩn, nước bẩn lọt vào tai mà không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân gây nên mụn bọc ở tai.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác xuất hiện mụn bọc ở vành tai bao gồm:
- Các tuyến trong tai tiết ra quá nhiều bã nhờn tồn đọng;
- Dùng chung tai nghe với người khác hoặc bạn sử dụng tay nghe không được vệ sinh sạch sẽ.
- Dùng ngón tay để ngoáy tay, sử dụng dụng cụ bẩn để ráy tai
- Để nước bẩn lọt vào tai, mà không vệ sinh lại.
- Do căng thẳng, stress lâu ngày.
- Rối loạn nội tiết tố do dậy thì, chu kỳ đèn đỏ hoặc mang thai,..
Mụn bọc ở tai có nguy hiểm không? Có nên nặn mụn bọc trong tai không?
Nổi mọc mụn bọc ở vành tai tuy không nguy hiểm nhưng gây đau nhức, phiền toái. Vì vậy khi phát hiện bạn cần có biện pháp điều trị ngay; để chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn.
Thông thường, mụn bọc ở vành tai sẽ lành sau khoảng 1 tuần. Vậy nên bạn đừng quá lo lắng, nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt ăn uống phù hợp để mụn được nhanh lành hơn. Trường hợp mụn bọc ở tai thời gian dài không khỏi cần đến bác sĩ; để được theo dõi và điều trị, nhằm loại bỏ được mụn nhanh hơn.
Theo các chuyên gia thì việc tự ý nặn mụn bọc ở tai tại nhà là không khuyến khích. Việc bạn tự ý nặn mụn có thể làm cho mụn bị nghiêm trọng hơn, rất khó giải quyết. Vì vậy, khi thấy mụn bọc xuất hiện ở tai; bạn nên tới bác sĩ để được loại bỏ một cách an toàn và triệt để nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc.
Nguyên nhân mụn bọc ở quai hàm

Bên cạnh một số nguyên nhân phổ biến gây xuất hiện mụn bọc ở quai hàm như: Hormone, môi trường ô nhiễm, khói bụi, chế độ ăn uống không lành mạnh… Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:
- Trang điểm quá dày, trong thời gian dài làm cho lỗ chân lông bít tắc
- Lạm dụng tẩy trang, gây tổn thương da gây ra mụn.
- Thói quen dùng tay sờ hay nặn mụn dẫn tới mụn bọc ở quai hàm.
- Thói quen chống tay vào cằm cũng là nguyên nhân gây nên mụn bọc ở quai hàm.
Phòng ngừa mụn bọc ở vành tai và quai hàm như thế nào?
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị mụn bọc ở vành tai và quai hàm được kể trên. Bạn cũng nên có các biện pháp phòng ngừa chúng, dưới đây là các bước chăm sóc và ngăn ngừa mụn bạn cần “note” lại:
- Rửa và làm sạch tai thường xuyên loại bỏ bã nhờn và tế bào chết. Tránh để bụi bẩn, nước bẩn, dị vật lọt vào ống tai. Không nên bơi hoặc tắm trong vùng nước bẩn (hồ bơi công cộng).
- Vệ sinh sạch sẽ tai nghe thường xuyên, không nên sử dụng chung tai nghe với người khác;Không nên đội những loại mũ bó tai trong thời gian dài.
- Thường xuyên vệ sinh khẩu trang, khăn quàng cổ, quai mũ bảo hiểm… giúp bạn tránh bị nổi mụn bọc ở quai hàm..
- Hạn chế chống tay lên cằm, sờ tay hay nặn mụn bằng tay.
- Hạn chế trang điểm nếu như đang bị mụn bọc ở quai hàm có thể khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học hơn để tăng cường sức khỏe từ trong ra ngoài.
Tạm kết
TOP 5 cách trị mụn bọc ở vành tai và quai hàm hiệu quả nhất. Bạn có thấy những cách mà Dfwfriends hướng dẫn quá đơn giản phải không nào? Thật ra ở đây không chỉ có 5 cách, tính ra trên dưới 10 cách tha hồ bạn lựa chọn áp dụng. Hãy chia sẻ bài viết này cho những người đang gặp những vấn đề trên nhé; đó sẽ là một điều ý nghĩa hơn cả ngàn lời hỏi thăm sáo rỗng.
Bài viết liên quan:
Mụn bọc là gì? Mụn bọc có tự hết không? Cách trị mụn bọc hiệu quả
Mọc mụn bọc ở vùng kín: Môi lớn, dương vật, háng trị thế nào?
Mụn bọc ở cằm, quanh miệng: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cổ, mụn bọc ở lưng trị thế nào hiệu quả nhất?
Mụn bọc ở mông, chân: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc ở mông
Mụn bọc ở má, trán: Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả nhất
Discussion about this post