Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc dứt điểm

Mụn cóc tưởng chừng như vô hại nhưng nó khiến biết bao nhiêu người phải khổ sở. Nếu bạn đang từng ngày từng giờ khổ sở với những nốt mụn xấu xí này. Thì ngay bây giờ bạn có thể chào tạm biệt nó được rồi. Bài viết Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc dứt điểm sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu này.

Mụn cóc là gì? Mụn cơm là gì?

Mụn cóc hay còn được gọi là hột cơm hay mụn cơm. Mụn cóc là những khối u sần sùi, trắng, nhỏ thường mọc trên da bàn tay, chân và mặt. Thường mụn cơm không gây đau và không gây hại cho sức khỏe. Nhưng mụn cóc gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho những người mắc phải.

Mụn cóc có mấy loại?

Mụn cóc có thể mọc hầu hết ở khắp nơi trên cơ thể. Nhưng nhìn chung người ta phân loại mụn cóc theo 3 dạng: Mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng và mụn cóc sinh dục.

Mụn cóc thông thường là gì?

Mụn cóc thông thường là những mục sần sùi, khô cứng và nhô lên trên da, thường có hình tròn. Mụn cơm thông thường là dạng phổ biến nhất, chúng xuất hiện trên các ngón tay, ngón chân; kẽ ngón tay hoặc kẻ chân, trong lòng bàn tay, bàn chân; quanh móng hoặc thậm chí xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể.

Đọc thêm: Mụn cóc ở tay: Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả tại nhà

Mụn cóc phẳng là gì?

Hình ảnh mụn cóc phẳng
Hình ảnh mụn cóc phẳng

Mụn cóc phẳng là những nốt mụn nhỏ hơi phẳng, quan sát kỹ hoặc sờ thì mới cảm nhận được. Mụn cóc phẳng thường có màu vàng hoặc nâu nhạt xuất hiện nhiều trên cổ và mặt. Chúng có đặc điểm mọc thành từng chùm từ vài chục hoặc thậm chí vài trăm mục gọi là hiện tượng Koebner.

Đọc thêm: Mụn cóc ở mặt, cổ, trên da đầu – Cách điều trị không để lại sẹo?

Mụn cóc sinh dục là gì?

Mụn cóc sinh dục là những mụn cóc nổi ở bộ phận sinh dục nam và nữ hoặc ở hậu môn. Mụn cóc sinh dục rất dễ lây lan, có thể gây đau hoặc khó chịu cho bệnh nhân. Mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục còn được gọi là sùi mào gà.

Đọc thêm: Mụn cóc sinh dục là gì? Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bị mụn cóc là gì?

Nguyên nhân gây mụn cóc chủ yếu là do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Có hơn 60 chủng virus HPV, mỗi chủng virus HPV sẽ hình thành các loại mụn cóc khác nhau.

Virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở trên da; do tiếp xúc trực tiếp (sờ, cọ sát, cầm nắm) với mụn cóc của người bệnh. Ngoài ra, mụn cơm có thể lây qua việc dùng chung vật dụng (khăn lau, giầy dép, quần áo) với người có mụn cóc.

Tuy nhiên không phải ai tiếp xúc với virus HPV đều bị nổi mụn cơm. Virus HPV có thể bị tiêu diệt trong cơ thể của những người có hệ miễn dịch tốt. Những người có hệ miễn dịch yếu như: nhiễm HIV/AIDS, lupus ban đỏ, người bệnh nặng, trải qua phẫu thuật; trẻ em và trẻ vị thành viên cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Mọc mụn cóc có nguy hiểm không?

Mụn cóc có nguy hiểm không?
Mụn cóc có nguy hiểm không?

Như đã nói, đa số mụn cóc là lành tính và không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chúng ta có thể chung sống hoà bình với chúng. Nhưng đa số mụn cơm gây xấu xí khiến nhiều người tự ti, ngại giao tiếp; ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.

Đọc thêm: Mụn cóc sinh dục nữ nguy hiểm không? Cách chữa mụn cóc ở vùng kín

Bác sĩ khuyến cáo, bạn nên đến gặp bác sĩ để can thiệp mụn cóc khi:

  • Mụn gây đau mỗi khi chạm đến
  • Mụn dễ chảy máu khi cọ sát hoặc va chạm
  • Mụn cơm thay đổi hình dạng
  • Mụn cơm lây lan nhanh đến nhiều vùng trên cơ thể
  • Mụn mọc đi mọc lại dù đã cắt bỏ nhiều lần
  • Mụn mọc ở những vị trí nhạy cảm dễ tổn thương hoặc những vị trí gây mất thẩm mỹ
  • Mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục

Mụn cóc có lây không?

Mụn cóc trên da có thể lây truyền từ người sang người. Bạn có thể bị lây khi chạm vào mụn cơm của người khác nếu tay bạn có vết xước; hoặc có thể lây lan khi sử dụng chung khăn hoặc những vật dụng cá nhân từ người bị mụn cóc.

Ngoài ra, mụn cóc có cơ chế tự lây nhiễm (mụn cóc nhảy) trên bản thân người bệnh. Bắt đầu chỉ 1-2 mụn cóc ban đầu (mụn cóc mẹ). Chúng có thể lây lan sang những khu vực lân cận; hoặc lây lan sang những khu vực tiếp xúc trực tiếp do cào, gãi, cầm nắm… sau đó những mụn cơm con nhỏ li ti bắt đầu xuất hiện. Cứ như thế những mụn con này tiếp tục phát triển rồi sẽ lây lan theo cấp số nhân.

Mụn cơm có tự hết không?

Thời gian ủ bệnh của mụn cóc trung bình là từ 1 – 3 tháng. Tiếp theo mụn cóc bắt đầu nổi lên các vùng da khác nhau trên cơ thể. Khoảng 70% mụn cóc sẽ tự biến mất sau 2 năm mà chúng ta không cần phải can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, nếu mụn cóc nổi nhiều và dày đặc ở nhiều vị trí trên cơ thể; mụn cơm nổi hoài không rụng; mụn cóc mọc đi mọc lại sau khi bị cắt bỏ… Thì bạn cần phải gặp bác sĩ để được điều trị tận gốc chúng.

Đọc thêm: Top 5 thuốc trị mụn cóc hiệu quả nhất: Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Cách trị mụn cóc hiệu quả nhất hiện nay

Có rất nhiều cách để xử lý mụn cóc, chúng tôi xin gợi ý những cách phổ biến nhất; điều trị nhanh nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

Đốt điện mụn cơm bằng laser

Đốt điện mụn cóc bằng tia laser
Đốt điện mụn cóc bằng tia laser

Đốt điện mụn cóc bằng tia laser là cách điều trị nhanh nhất, đơn giản và chi phí thấp. Phương pháp đốt laser mụn cóc mang lại hiệu quả cao vì có thể khoét sâu vào nhân và rễ mụn cóc.

Đốt điện mụn cóc được khuyến khích sử dụng để điều trị những mụn cóc nhỏ dưới 1cm; hoặc những vị trí khó tiểu phẫu như kẽ ngón chân, kẽ tay. Tuy nhiên cách này tạo ra vết thương hở, lâu lành và dễ bị nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách.

Đọc thêm: Đốt mụn cóc bằng laser giá bao nhiêu? Đốt mụn cóc có đau không?

Tiểu phẫu mụn cơm

Tiểu phẫu được khuyến nghị áp dụng cho những mụn cóc to, có kích thước dưới 2 cm. Ở những vị trí bằng phẳng như gót chân, cạnh hoặc lòng bàn tay, bàn chân…

Tiểu phẫu mau lành vết thương hơn đốt điện, dễ chăm sóc và vệ sinh hơn. Vết thương được may kín nên nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn. Tuy nhiên phương pháp tiểu phẫu có chi phí cao; dễ tái phát vì nhân và rễ mụn có thể còn sót lại. Tiểu phẫu có thể để lại sẹo sau này.

Chấm nitơ lỏng

Chấm nitơ lỏng diệt mụn cóc
Chấm nitơ lỏng diệt mụn cóc

Chấm nitơ lỏng diệt mụn cóc có kết quả tốt, ít bị tái phát. Phương pháp này không để lại sẹo hay làm thay đổi sắc tố trên da. Chấm nitơ lỏng điều trị mụn cơm chia làm nhiều đợt, cách nhau 1-2 tuần.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị có thể gây khó chịu và đau nhiều ngày sau khi chấm nitơ lỏng. Nếu có các dấu hiệu như sưng, đau, đỏ, nóng; sốt cao hay ớn lạnh… thì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng. Bệnh nhân cần quay lại bệnh viện để được xử lý và điều trị kịp thời

Ngoài ra, tiêm bleomycin hay interferon cũng được chỉ định trong những trường hợp mụn cóc khó điều trị.

Các điều trị mụn cóc hiệu quả tại nhà

Ngoài những cách xóa mụn cóc trên, bạn cũng có thể diệt chúng dễ dàng tại nhà. Những mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn xử lý mụn cơm đơn giản mà không tốn tiền.

Lưu ý: Đối với mụn cóc sinh dục, tuyệt đối không nên tự ý điều trị bằng phương pháp dân gian; hoặc không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị mụn cơm tại nhà. Vì vùng da quanh bộ phận sinh dục rất nhạy cảm, chúng rất dễ bị tổn thương. Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Sử dụng tỏi: Trong tỏi có allicin có tính kháng khuẩn và chống nấm cực kỳ tốt. Bạn chỉ cần giã nát tỏi, lấy nước thoa đều lên các nốt mụn khoản 2-3 giờ. Cuối cùng rửa sạch lại với nước ấm. Sau một thời gian áp dụng, mụn cóc sẽ tiêu nhỏ và dần biến mất.

Vỏ chuối xanh: Lột vỏ chuối xanh sau đó chà xát mặt trong vỏ chuối lên mụn cóc và để khoảng vài giờ sau. Làm liên tục 2 lần/ ngày, sau vài tuần, mụn sẽ dần teo lại rồi tự bong ra.  

Lá tía tô: Giã nát lá tía tô rồi đắp lên các nốt mụn, sử dụng vải mềm quấn để cố định. Đắp là tía tô liên tục vài tuần, mụn cóc dần dần sẽ biến mất.

Nha đam: Bẻ lá nha đam rồi lấy nhựa nhỏ lên trên mụn cơm. Axit trong nhựa cây nha đam sẽ làm cho các vết mụn tiêu dần.

Đọc thêm: 9 cách trị mụn cóc tại nhà nhanh nhất bằng phương pháp dân gian

Phòng tránh mụn cóc như thế nào?

Cách ngăn ngừa mụn cóc
Cách ngăn ngừa mụn cóc

Mụn cóc tuy dễ lây nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh. Cách phòng tránh đơn giản nhất và hiệu quả nhất là phòng ngừa virus HPV. Việc tiêm phòng virus HPV ngoài việc ngăn ngừa mụn cóc xuất hiện. Tiêm phòng virus HPV còn giảm nguyên nhân gây bệnh ung thư do virus HPV gây ra.

Ngoài việc tiêm phòng virus HPV để không xuất hiện mụn cơm. Bạn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản hơn:

  • Không nên sử dụng chung những đồ dùng cá nhân như: Khăn, quần áo, giày dép, dao cạo râu… Đặc biệt tuyệt đối không nên sử dụng chung đồ đạc cá nhân với những người đang bị mụn cóc. Vì nguy cơ lây nhiễm virus từ những này là rất cao.
  • Không nên sử dụng chung bộ dụng cụ chăm sóc móng với những người khác. Nếu có thể bạn nên trang bị 1 bộ dụng cụ chăm sóc riêng cho mình.
  • Mụn cóc sinh dục đặc biệt dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn. Nên đeo bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị mụn cóc sinh dục để phòng ngừa lây nhiễm. Ngoài ra bạn cũng nên tránh tiếp xúc với vùng da nổi mụn cơm quá lâu.

Tạm kết

Đến đây chắc bạn đã biết chính xác mụn cóc là gì? Mình đang bị mụn cóc gì rồi phải không? Bạn có thể áp dụng những mẹo dân gian trên để điều trị tại nhà mà không tốn tiền. Nhưng những cách này thường mất nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả cao vì không phải ai cũng phù hợp. Nếu bạn đã phá mụn cơm nhiều lần mà mụn vẫn cứng đầu xuất hiện. Thì bạn nên đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để được điều trị mụn cóc triệt để.

Đọc thêm:

Cách điều trị mụn cóc ở chân: Lòng bàn chân và ngón chân tận gốc

Top 3 thuốc bôi mụn cóc hiệu quả nhất được nhiều người tin dùng

Top 5 miếng dán mụn cóc giúp tiêu diệt tận gốc mụn cóc cứng đầu

Mụn cóc ở dương vật (cậu nhỏ): Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Cách trị mụn cóc sinh dục tại nhà an toàn không tái phát

Từ khoá tìm kiếm:

Xử lý mụn cóc; cách xử lý mụn cóc; loại bỏ mụn cóc; bị mụn cóc phải làm sao; tại sao lại bị mụn cóc; diệt mụn cóc; tác hại của mụn cóc; xóa mụn cóc;  biểu hiện mụn cóc; mụn cóc có ngứa không; bị mụn cóc làm sao hết; dấu hiệu của mụn cóc; mụn cóc có tự hết không; mụn cóc ngứa; tại sao nổi mụn cóc; làm thế nào để hết mụn cóc; thuốc tẩy mụn cóc; tại sao có mụn cócmụn cóc đen; da nổi mụn cóc; rễ mụn cóc; hpv gây mụn cóc; virus mụn cóc; mụn cóc hpv; cấu tạo mụn cóc

Related Posts

Next Post

Discussion about this post