Bạn đang bị mụn cóc ở chân? Mụn cóc lòng bàn chân? Mụn cóc ở ngón chân?… Tuyền chắc rằng những nốt mụn này khiến bạn rất khó chịu. Chắc bây giờ bạn đang tìm cách trị mụn cóc ở chân. Nếu vậy thì bài viết này dành cho bạn đấy!
Nhanh thôi, chỉ cần chưa tới 5 phút bạn sẽ hiểu rõ được những mụn cóc xấu xí dưới chân mình như thế nào? Cũng như cách hiệu quả nhất để giúp bàn chân bạn xinh đẹp trở lại.
Đọc thêm: Mụn cóc ở tay: Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả tại nhà
Mục Lục
Mụn cóc ở chân là gì?
Mụn cóc lòng bàn chân còn được gọi là mụn cóc Plantar, hay mụn cóc verruca. Mụn cóc ở chân là dạng mụn cóc phổ biến nhất trong những dạng mụn cóc. Mụn cóc Plantar có thể mọc ở bất cứ vùng da nào trên chân; chúng nổi nhiều nhất ở các ngón chân và lòng bàn chân. Một số trường hợp người ta lầm tưởng mụn cóc lòng bàn chân là vết chai ở chân. Bạn có thể nhận biết bằng mắt thường qua những chấm đen nhỏ xíu trên bề mặt mụn cóc
Nguyên nhân bị mụn cóc ở chân và lòng bàn chân

Virus HPV (Human Papilloma) là nguyên nhân chính gây nên bệnh mụn cóc ở chân. Chúng dễ dàng lây lan khi tiếp xúc với da có vết nứt hoặc vết thương hở. Virus HPV thường sinh sống ở trong môi trường ẩm và những nơi ấm áp.
Mụn cóc mọc nhiều ở chân do chân đây là môi trường thích hợp cho virus HPV phát triển. Những người thường xuyên mang giày, hoặc đổ mồ hôi chân rất dễ lây lan mụn cóc. Mụn cóc ở chân càng lớn, càng gây ra nhiều cảm giác khó chịu và vướng víu cho bệnh nhân.
Đọc thêm: Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn cóc dứt điểm
Ai dễ bị mụn cóc ở ngón chân và lòng bàn chân?
Ai cũng có thể bị mụn cóc ở lòng bàn chân, theo thống kê có khoản 10% dân số mắc bệnh này. Tuy nhiên những người sau đây dễ nổi mụn cóc ở chân hơn:
- Trẻ vị thành niên từ 12-16 tuổi
- Người bị nhiễm virus HIV, lupus ban đỏ, bệnh nhân tiểu đường; người mới phẫu thuật, người có hệ miễn dịch yếu… Là những người dễ bị nổi mụn cóc ở chân nhất
- Người đang bị mụn cóc ở chân sẽ dễ dàng lây sang những vùng khác trên chân
Mụn cóc ở chân, lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Mụn cóc nổi ở chân không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ; nhưng chúng có thể gây đau hoặc cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp mụn cóc phát triển nhiều gây khó khăn trong việc đi lại hoặc mang giày dép.
Mụn cóc ở chân chỉ nguy hiểm khi bạn phá bỏ nó không đúng cách. Việc tự ý dùng kim hoặc dao lễ và cắt mụn cóc mà không vệ sinh ký; có thể dẫn đến nhiễm trùng gây viêm loét ở bàn chân.
Đọc thêm: Mụn cóc ở mặt, cổ, trên da đầu – Cách điều trị không để lại sẹo?
Cách trị mụn cóc ở ngón chân hiệu quả
Thông thường mụn cóc ở chân sẽ tự mất đi trong vài tháng hoặc 1-2 năm. Nhưng nếu nó không tự biến mất thì bạn nên can thiệp để xóa chúng.
Cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân nhanh chóng

Đốt điện: Sử dụng tia laser rất hữu hiệu trong việc đốt cháy những mụn cóc nhỏ. Cách này có thể tiêu diệt cả rể và nhân mụn cóc, hạn chế mụn cóc mọc trở lại
Đọc thêm: Đốt mụn cóc bằng laser giá bao nhiêu? Đốt mụn cóc có đau không?
Tiểu phẫu: Cách này thường sử dụng cho những mụn cóc lớn ở bàn chân. Nhược điểm là chi phí cao và có thể để lại sẹo.
Axit salicylic: Sử dụng thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân salicylic axit để thoa lên mụn cóc từ 2-3 lần/ngày. Chúng có thể bào mòn từ từ và loại bỏ mụn cóc ở chân mà không gây đau đớn.
Dùng nitơ lạnh: Sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ âm sâu để tiêu diệt mụn cóc ở chân. Cách này thường được sử dụng ở bệnh viện hoặc những cơ sở y tế. Bạn có thể kết hợp dùng nitơ lạnh và axit salicylic để điều trị mụn cóc
Cách trị mụn cóc ở chân tại nhà bằng dân gian
Trong dân gian có khá nhiều mẹo chữa mụn cóc ở chân. Dưới đây là những gợi ý đã được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao.

Lá tía tô: Lá tía tô không chỉ là món ăn ưa thích của nhiều người; mà nó còn mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị mụn cóc ở chân. Đầu tiên bạn giã lá tía tô và đắp lên chỗ mụn cóc sau đó dùng băng keo cố định. Kiên trì sử dụng từ 3-5 lần, mụn cóc ở chân sẽ dần dần biến mất.
Dùng tỏi: Tỏi có độ kháng khuẩn cao và có thể diệt được mụn cóc ở ngón chân. Đầu tiên bạn giã nát tỏi và đắp lên chỗ mụn rồi cố định bằng băng keo. Nên làm ban đêm để tỏi không bị rớt ra khi di chuyển. Khoảng 1-2 tuần mụn sẽ hoại tử và rụng đi.
Giấm ăn: Lấy bông gòn rồi thấm 1 chút giấm ăn, sau đó cố định ở những vùng mụn cóc. Khoản 30-60 phút bạn lấy bông gòn ra rồi rửa lại với oxy già. Lặp lại vài lần, mụn cóc sẽ khô và biến mất không dấu vết.
Đọc thêm: 9 cách trị mụn cóc tại nhà nhanh nhất bằng phương pháp dân gian
Ngăn ngừa mụn cóc ở bàn chân như thế nào?

Tiêm ngừa vắc xin phòng virus HPV là cách hữu hiệu nhất trong việc ngăn ngừa mụn cóc ở chân. Tuy nhiên không phải ai cũng có thế áp dụng cách này. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để hạn chế tối đa mụn cóc dưới chân:
- Vệ sinh chân sạch sẽ, sử dụng xà phòng diệt khuẩn chà xát mỗi ngày; luôn giữ bàn chân trong tình trạng khô ráo
- Tránh những nơi có khả năng có virus HPV: Không đi chân trần ở nhà vệ sinh công cộng, bãi biển có đông người, phòng thay đồ…
- Mang giày dép đúng size, sử dụng giày dép thông thoáng; không nên mang giày quá chật hoặc quá rộng.
- Thay vớ thường xuyên, không nên sử dụng chung vớ và giày dép với người khác; đặc biệt tuyệt đối không dùng chung đồ với người có mụn cóc ở bàn chân.
- Không sử dụng chung bộ dụng cụ cắt móng tay, móng chân với nhau. Tốt nhất nên tự trang bị mỗi người 1 bộ.
Tạm kết
Mụn cóc ở chân ngoài việc gây mất thẩm mỹ nó còn gây khó khăn trong việc đi lại. Mặc dù chúng không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng chẳng ai muốn giữ chúng trên người. Tuy nhiên bạn cần phải chọn lựa cách điều trị mụn cóc ở chân phù hợp để không bị nhiễm trùng hoặc khiến mụn nổi nhiều hơn. Chúc bạn tìm được 1 cách phù hợp trong những gợi ý trên để tiêu diệt tận gốc chúng.
Đọc thêm:
- Top 3 thuốc bôi mụn cóc hiệu quả nhất được nhiều người tin dùng
- Top 5 thuốc trị mụn cóc hiệu quả nhất: Mua ở đâu, giá bao nhiêu?
- Top 5 miếng dán mụn cóc giúp tiêu diệt tận gốc mụn cóc cứng đầu
- Mụn cóc sinh dục nữ nguy hiểm không? Cách chữa mụn cóc ở vùng kín
- Mụn cóc sinh dục là gì? Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không?
- Mụn cóc ở dương vật (cậu nhỏ): Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị
- Cách trị mụn cóc sinh dục tại nhà an toàn không tái phát
Từ khoá tìm kiếm:
Cách điều trị mụn cóc ở lòng bàn chân; cách trị mụn cóc ở chân tại nhà; cách điều trị mụn cóc ở chân; chữa mụn cóc ở lòng bàn chân; nổi mụn cóc ở bàn chân; chân nổi mụn cóc; cách chữa trị mụn cóc ở chân; bị mụn cóc ở lòng bàn chân; thuốc trị mụn cóc ở chân; mụn cóc ở tay chân; chân bị mụn cóc; cách trị mụn cóc ở ngón chân; trị mụn cóc lòng bàn chân; trị mụn cóc dưới lòng bàn chân; mụn cóc ở lòng bàn chân; mẹo chữa mụn cóc ở chân; mụn cóc dưới chân; trị mụn cóc ở lòng bàn chân; mụn cóc ở gót chân
Discussion about this post