Mụn trứng cá đỏ không giống như mụn trứng cá thông thường; chúng đặc biệt khó trị và gây ra nhiều tác hại hơn bạn tưởng. Nếu da bạn đột nhiên nóng bừng, nổi nhiều mụn đỏ và mụn mủ… Thì bạn hãy nghĩ ngay đến bệnh mụn trứng cá đỏ.
Vậy mụn trứng cá đỏ là gì? Nguyên nhân mụn trứng cá đỏ là gì? Cách điều trị mụn trứng cá đỏ an toàn tại nhà? Hãy dành ít phút cùng dfwfriends tìm hiểu nhé!
Mụn trứng cá đỏ là gì?
Mụn trứng cá đỏ (Rosacea) là một dạng bệnh lý mãn tính có những biểu hiện như nóng bừng mặt, sẩn, mụn mủ, giãn mạch, ban đỏ… Trong trường hợp nặng hơn có thể xảy ra triệu chứng mũi sư tử – (vùng da chóp mũi dày lên, đỏ, sùi và có thể gây biến dạng vùng tháp mũi). Nguyên nhân là do rối loạn nang lông tuyến nhờn ở da. Bệnh thường bị nhầm lẫn với một số bệnh lý ngoài da khác.
Hình ảnh mụn trứng cá đỏ


Dấu hiệu và cách nhận biết mụn trứng cá đỏ là gì?
Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nổi mụn trứng cá đỏ:
- Quan sát sẽ nhìn rõ mạch máu dưới vùng da bị đỏ.
- Da mặt thường xuất hiện mụn mủ hoặc sẩn màu đỏ. Vùng bị tổn thương có phù nề, đỏ, và có vảy tiết.
- Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở mũi, má , trán và cằm. Hoặc có thể xuất hiện ở chi trên và thân người.
- Da mặt bị mụn thường có dấu hiệu khô và nứt nẻ
- Người thường bị nổi mụn trứng cá đỏ thường xuyên ăn đồ nóng, uống bia rượu, hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thì bệnh sẽ trầm trọng hơn.
- Da bị tổn thương do mụn thường có dấu hiệu đau rát đặc biệt là khi bạn trang điểm hoặc sử dụng kem dưỡng.
- Xuất hiện triệu chứng của mũi sư tử, biến dạng, lỗ nang lông giãn rộng,..
- Mụn trứng cá đỏ thể gây tắc nghẽn bạch huyết.
- Mụn trứng cá đỏ nếu nổi ở vùng mắt thường đi kèm với viêm giác mạc, viêm mống mắt, màng mắt,.. gây ngứa, đỏ da và phù mắt.
Các giai đoạn bệnh mụn trứng cá đỏ ngứa
Bệnh mụn trứng cá đỏ thường được biểu hiện ở 4 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền trứng cá đỏ: Bệnh nhân thường có biểu hiện nóng bừng mặt, đỏ mặt, có cảm giác châm chích gây khó chịu. Nguyên nhân gây bùng phát là do stress, thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng,.. Những triệu chứng đầu của bệnh sẽ kéo dài trong suốt thời gian bệnh.
- Giai đoạn mạch: Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện giãn mao mạch trên da, xuất hiện ban đỏ trên da; có thể là do sự bất ổn của vận định mạch kéo dài.
- Giai đoạn viêm: Giai đoạn này có mụn mủ, sẩn phát triển.
- Giai đoạn muộn: Có biểu hiện triệu chứng mũi sư tử do lắng đọng collagen, viêm mô, và tăng sinh tuyến bã nhờn.
Khởi phát bệnh trứng cá sẽ không theo thứ tự từng giai đoạn. Một số bệnh nhân có thể phát bệnh ở giai đoạn viêm mà bỏ qua những giai đoạn trước đó. Nếu điều trị bệnh mụn trứng cá đỏ sớm có thể bệnh sẽ trở lại giai đoạn trước đó.
Ai có nguy cơ cao bị bệnh mụn trứng cá đỏ?
Bệnh mụn trứng cá đỏ thường gặp ở những người da trắng, tóc vàng, mắt xanh và thường ở độ tuổi từ 30-60. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thanh thiếu niên cũng có thể bệnh.
Nếu như trong gia đình có người đã mắc bệnh nổi mụn trứng cá đỏ trước đó; nguy cơ con cái của họ cũng có thể mắc bệnh tỉ lệ cao hơn. Thông thường ở nam giới sẽ ít hơn nữ giới nhưng khi đã bệnh thì nam giới lại có khuynh hướng bệnh nặng hơn.
Đọc thêm: Mụn trứng cá bọc là gì? Cách trị mụn trứng cá bọc không để lại sẹo
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá đỏ là gì?

Bệnh lý Rosacea (bệnh mụn trứng cá đỏ) được biết là do rối loạn nang lông tuyến bã gây nên. Tuy nhiên thì không chỉ có nguyên nhân đó gây trực tiếp bệnh mà còn một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh như:
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Một vài nghiên cứu thực tế thấy rằng, do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (tia cực tím,..) trong thời gian khá dài. Điều này dẫn đến rối loạn một số chức năng các mạch máu ở da mặt xuất hiện những triệu chứng, đỏ da, giãn mạch máu,..
Chế độ ăn uống
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh được bệnh mụn trứng cá đỏ là do thực phẩm. Tuy nhiên, theo quan sát chế độ ăn uống của một số người bị bệnh. Thì những người có chế độ ăn thiếu khoa học như: Thường xuyên uống bia rượu, đồ ăn cay nóng… thường bệnh sẽ trở nặng hơn.
Thuốc và mỹ phẩm
Người thường xuyên sử dụng thuốc huyết áp, thuốc có chứa nhiều thành phần corticoid; tác dụng phụ là làm giãn mạch máu là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng hơn.
Khi sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng cũng có thể làm giãn mạch máu vùng da mặt; cũng là nguyên nhân làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Di truyền và chủng tộc
Nếu người thân trong gia đình có bệnh mụn trứng cá đỏ thì khả năng cao con cháu họ cũng có thể mắc bệnh. Ngoài ra căn bệnh này cũng ảnh hưởng theo chủng tộc; bệnh thường ít gặp ở người da đen, người có da sẫm màu.
Cách trị mụn trứng cá đỏ tại nhà

Đây là căn bệnh mãn tính vì thế điều trị mụn trứng cá đỏ cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không sử dụng thuốc tự ý tránh biến trứng không mong muốn sau này.
Thuốc sử dụng để chữa mụn trứng cá đỏ (bệnh Rosacea) cũng chỉ làm giảm triệu chứng chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Tùy theo tình trạng nổi mụn trứng cá đỏ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.
Đọc thêm: TOP 14 cách trị mụn trứng cá bằng thiên nhiên hiệu quả tại nhà
Cách trị mụn trứng cá sưng đỏ ngứa bằng thuốc bôi
Mỗi loại thuốc trị mụn trứng cá đỏ dùng tại chỗ hay thuốc dùng toàn thân chỉ làm giảm một số triệu chứng của bệnh; mà không làm giảm tất cả triệu chứng hoặc điều trị khỏi hoàn toàn bênh trứng cá đỏ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nhóm bệnh, triệu chứng bệnh trứng cá đỏ nổi bật mà chọn thuốc phù hợp.
- Sử dụng Erythromycin, hay benzoyl peroxide phối hợp với clindamycin (kem trị mụn) hoặc erythromycin có hiệu quả tốt với mụn trứng cá đỏ.
- Metronidazol: Có tác dụng giảm ban đỏ, nốt sẩn, mụn mủ.
- Acid azelaic: Làm giảm chứng ban đỏ, nốt sần, mụn mủ hay hơn metronidazol nhưng không làm giảm được chứng giãn mạch. Hiệu quả sẽ tốt hơn thuốc metronidazol nhưng có thể có tác dụng phụ là gây kích thích, khô da, châm chích, ngứa ngáy.
Cách chữa mụn trứng cá đỏ ngứa bằng thuốc uống
Cách trị bệnh trứng cá đỏ: Sử dụng kháng sinh nhóm doxycyclin, tetracyclin giúp giảm sần và mụn mủ.
Kháng sinh thế hệ mới nhóm macrolid (clarithromycin, azithromycin): Có tác dụng giảm được chứng ban đỏ, phù nề, giãn mạch, sần, mụn mủ, khống chế việc lan rộng bệnh.
Metronidazol: Giúp giảm được sẩn, mụn mủ như tetracyclin; giảm nổi ban đỏ, tình trạng giãn mạch, giảm mụn mủ, phù nề, sẩn… khống chế việc lan rộng bệnh như disulfiram. Tuy nhiên nó lại không dùng được cho những người bệnh có các triệu chứng hiếm gặp như: bệnh thần kinh, co giật.
Cách phòng ngừa bệnh mụn trứng cá đỏ tại nhà
Chăm sóc da đúng cách

Để phòng ngừa mụn trứng cá đỏ bạn cần phải có cách chăm sóc da hợp lý và khoa học.
- Vệ sinh làm sạch da ít nhất 2 lần/ ngày.
- Lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da của bạn; khi tẩy trang hoặc rửa mặt phải nhẹ nhàng không chà xát quá mạnh với da.
- Bạn không nên tự ý nặn mụn trứng cá đỏ, nó có thể làm tình trạng mụn trầm trọng hơn.
- Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, những là những lúc thời tiết nóng nực thường xuyên đổ mồ hôi.
Khi bạn bị bệnh mụn trứng cá đỏ, nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm. Đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng những loại mỹ phẩm có chứa chất cấm corticoid; điều này sẽ khiến quá trình điều trị khó khăn hơn, mụn lâu được loại bỏ.
Sinh hoạt và ăn uống khoa học
Bạn nên có chế độ ăn uống lạnh mạnh và khoa học để phòng bệnh Rosacea (mụn trứng cá đỏ).
- Trong chế độ ăn cần nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tự nhiên; giúp bạn tăng sức đề kháng, làn da hồng hào, mịn màng…
- Nên hạn chế các chất ngọt, béo, thực phẩm cay nóng, chất kích thích…
- Cá thu, hải sản, cá hồi, cà rốt, cà chua, cam, chanh, dâu tây, táo, kiwi, các loại hạt… Là những thực phẩm giúp làn da bạn luôn mịn màng và tươi trẻ.
- Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, stress, lo âu…Cơ thể được cân bằng cũng giúp bạn phòng ngừa mụn trứng cá đỏ hiệu quả.
Đọc thêm: Top 7 kem trị mụn trứng cá hiệu quả nhất 2023 theo chuyên gia
Tuân thủ theo cách điều trị mụn trứng cá đỏ ngứa của bác sĩ

Nếu muốn phòng ngừa mụn trứng cá đỏ hiệu quả, bạn cần phải sử dụng sản phẩm điều trị đúng cách.
Khi bị mụn trứng cá đỏ, cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Có thể bác sĩ sẽ kê đơn các sản phẩm chứa kháng sinh chống viêm; kháng khuẩn hoặc chế phẩm giảm sừng hóa, tiêu nhân mụn…
Bên cạnh đó, các loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng rất tốt để điều trị bệnh. Nó giúp bạn cân bằng sinh lý da, hỗ trợ hiệu quả trị mụn trứng cá đỏ tốt hơn. Đồng thời, nó cũng giúp mau lành mụn, liền sẹo và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Tạm kết
Mụn trứng cá đỏ là bệnh lý mãn tính và không có thuốc điều trị hữu hiệu. Tất cả những loại thuốc trị mụn trứng cá đỏ trên thị trường đều chỉ có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Vì vậy mà cách phòng ngừa mụn trứng cá đỏ là đặc biệt quan trọng. Dfwfriends hy vong qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về mụn trứng cá đỏ. Chúc bạn sớm có làn da đẹp và sạch mụn!
Đọc thêm:
Top 9 thuốc trị mụn trứng cá hiệu quả nhất 2023 theo chuyên gia
Trị mụn trứng cá bằng kem đánh răng lợi hay hại? Hướng dẫn chi tiết
Cách trị mụn trứng cá bằng dầu dừa và dầu gấc hiệu quả tại nhà
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là gì? Mụn sữa có nguy hiểm không?
Cách trị mụn trứng cá bằng trà xanh và mướp đắng hiệu quả tại nhà
Bà bầu bị mụn trứng cá – Cách trị mụn trứng cá khi mang thai
Cách trị viêm da mụn trứng cá: Mụn viêm, mủ, cụm, có mùi hôi
10 cách chăm sóc da bị mụn trứng cá tại nhà giúp tạm biệt mụn
Mụn trứng cá trên mặt: Cách chữa mụn trứng cá ở mặt cho nam nữ
Trị mụn trứng cá bằng thuốc tây (kháng sinh Aspirin) và Vitamin E
Discussion about this post