Môi trường ô nhiễm, khói bụi, căng thẳng, mệt mỏi, kèm theo đó là ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh,… là nguyên nhân gây ra mụn. Trong đó, mụn trứng cá ở cằm, mụn trứng cá ở má… xuất hiện thường xuyên nhất. Vậy cách trị mụn trứng cá ở má, trị mụn trứng cá dưới cằm như thế nào? Cách phòng ngừa mụn trứng cá ở má nào hiệu quả nhất? Cùng với Dfwfriends tìm hiểu ngay bên dưới bài viết này nhé!
Mục Lục
Nổi nhiều mụn trứng cá ở cằm và má do đâu?
Cằm và má là nơi dễ xuất hiện mụn trứng cá nhất. Những nốt mụn thường có kích thước khá lớn so với những vùng da khác. Tuy nó không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng mụn nổi nhiều có thể khiến da bị thâm, sẹo lõm và giảm chức năng đề kháng. Điều này, ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, yếu tố tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Theo các bác sĩ da liễu, việc nổi mụn trứng cá trên má, mụn trứng cá dưới cằm có thể từ những nguyên nhân sau:
Mụn trứng cá trên má, mụn trứng cá ở dưới cằm do vệ sinh chưa sạch sẽ

Da bạn tiết ra quá nhiều dầu, làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông xuất hiện mụn. Tuy nhiên nếu bạn giữ được da thông thoáng, sạch sẽ thì mụn sẽ không có cơ hội xuất hiện.
Cằm là vùng giáp miệng, nên rất dễ tiếp xúc với thức ăn và việc dính bẩn thức ăn là không thể tránh khỏi. Và thói quen hay sờ lên cằm, sờ tay mân mê cằm hay chống cằm cũng làm cho da có thể bám bẩn, không sạch sẽ. Bạn thử nghĩ xem mình có thường xuyên mắc phải lỗi này không nhé, nếu như bạn đang bị nổi mụn trứng cá ở cằm.
Tương tự, việc cố tình hoặc vô thức sờ tay lên má cũng khiến mụn trứng cá dễ nổi hơn. Ngoài ra má cũng là nơi dễ bị bụi bẩn bám vào, nếu vệ sinh không kỹ thì mụn xảy ra là khó tránh.
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở má và cằm
Theo lý thuyết thì việc nổi mụn ở cằm liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Theo thống kê khoa học, phần lớn những người bị mụn thường ở giai đoạn dậy thì; hay kinh nguyệt ở phụ nữ đều xuất hiện mụn trứng cá ở cằm, má. Vì vậy mà nhiều người nghĩ rằng việc nổi mụn ở má, cằm nguyên nhân chính là do thay đổi nội tiết tố.
Nội tiết tố androgen (chủ yếu có ở nam giới) thường được sản sinh nhiều ở tuổi dậy thì; nhằm phục vụ sự phát triển của cơ thể trong tuổi dậy thì (cả nam và nữ) hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt( ở nữ). Nên giai đoạn này đa số thường thấy mặt xuất hiện khá nhiều mụn và nhất là ở cằm, má.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học

Những lúc mất ngủ hay thức đêm, căng thẳng nhiều, bạn để ý sẽ thấy mụn có thể xuất hiện ở cằm, má. Vì thực ra việc thức đêm, stress cũng gây mất cân bằng nội tiết, bã nhờn được tiết ra nhiều. Cơ thể ngay lúc này cũng sản sinh ra nhiều hormone Cortisol để có thể chống lại stress và mệt mỏi. Nhưng loại hormone này lại có thêm tác dụng khác là thúc đẩy tiết dầu trên da mạnh mẽ, nhất là vùng cằm. Đó là nguyên nhân bạn thấy xuất hiện mụn trứng cá ở cằm, má.
Chế độ ăn uống của bạn nếu không khoa học cũng có thể là nguyên nhân làm mất cân bằng nội tiết; làm cho da tăng tiết dầu, gây ra mụn trứng cá ở má và cằm. Những thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, kích thích da bạn tiết ra nhiều dầu nhờn hơn. Thức ăn nhiều đường khiến cơ thể tăng androgen, cũng có thể khiến da tiết nhiều dầu. Đồ uống có cồn, chất kích thích cũng có những tác dụng tương tự như vậy.
Chăm sóc da mặt và sử dụng mỹ phẩm không đúng cách

Việc bạn sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp hoặc lười rửa mặt. Khi ấy bụi bẩn và tế bào chết vẫn còn tích tụ trên mặt da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông; hình thành nên mụn trên khuôn mặt trong đó có ở cằm và má. Những người hay trang điểm nếu không tẩy trang và làm sạch da mặt đúng cách; cũng rất dễ bị nổi mụn trứng cá ở cằm, má và trán.
Nếu việc tẩy da chết không được bạn quan tâm và thực hiện thường xuyên cũng mang lại kết quả tương tự. Bạn có thể dễ bị nổi mụn trứng cá ở cằm, má hay những vị trí khác trên mặt vì nguyên nhân này.
Những loại mỹ phẩm có nguồn gốc không rõ ràng có nguy cơ làn da bạn sẽ bị kích ứng. Hiện nay, có rất nhiều mỹ phẩm sử dụng những thành phần cấm như Corticoid, paraben,… Nếu sử dụng có thể làm da bạn bị kích ứng và nổi nhiều mụn. Việc mụn trứng cá xuất hiện ở cằm cũng có thể là do nguyên nhân này
Môi trường ô nhiễm, khói bụi dễ gây mụn trứng cá ở má, cằm

Khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt độc hại, nóng ẩm bụi bẩn, da bạn rất dễ tổn thương và lên mụn. Điều này sẽ khiến da bạn tiết da nhiều dầu hơn để chống lại cái chất độc bám trên da. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, tăng khả năng hình thành mụn. Đây là một trong những nguyên nhân ăn gây nổi mụn trứng cá ở má và cằm.
Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến vi khuẩn gây mụn dễ dàng xâm nhập. Nếu như có xuất hiện những ổ bít tắc lỗ chân lông, đầy cặn bã nhờn, bụi bặm, tế bào da chết… Thì đây là điều kiện dễ sinh sôi phát triển mụn trứng cá.
Trị mụn trứng cá dưới cằm, trên má như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn để điều trị mụn trứng cá dưới cằm, má. Những trường hợp bị mụn nhẹ, có thể sử dụng các loại kem bôi trị mụn mà không cần đến kê đơn. Những sản phẩm có chứa axit salicylic, benzoyl peroxide giúp khô mụn trứng cá trong vài ngày.
Thuốc trị mụn trứng ở cằm, trên má
Đối với trường hợp mụn trứng cá tổn thương nặng; người bệnh cần đến thăm khám ở các khoa da liễu để được bác sĩ tư vấn và có phương pháp điều trị hiệu quả. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá, mà lựa chọn cách điều trị phù hợp.

Cụ thể như:
- Kháng sinh: Bác sĩ kê toa kháng sinh đường uống giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn trứng cá ở má, cằm.
- Điều trị tại chỗ: Thuốc mỡ, kem, gel giúp loại bỏ vi khuẩn trên da, giảm nhờn, thông thoáng lỗ chân lông; chứa hoạt chất retinoid, kháng sinh, benzoyl peroxide,..
- Thuốc tránh thai: Bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai để điều chỉnh hormone (androgen); phương pháp này dành cho những trường hợp bị mụn trứng cá ở cằm do rối loạn nội tiết tố.
- Isotretinoin: Phương pháp này được sử dụng khi mụn trứng cá trên má dạng nặng; khi đó bác sĩ có thể kê toa thuốc có chứa isotretinoin cho người bệnh.
- Laser: Phương pháp này giúp giảm vi khuẩn gây mụn trứng cá ở cằm, má.
Cách trị mụn trứng cá ở dưới cằm, trên má tại nhà
Chữa mụn trứng cá dưới cằm hiệu quả nhanh chóng với tỏi

Trong tỏi có chứa chất kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn. Tỏi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm khô và xẹp nhân mụn cực kỳ nhanh và hiệu quả.
Nguyên liệu từ tỏi bạn có thể tìm thấy dễ dàng trong bếp của mình. Để áp dụng trị mụn trứng cá ở cằm bạn chỉ cần chọn từ 1-2 tép tỏi tươi, sau đó đem bóc vỏ. Tiếp tục nghiền nát lấy nước, chấm trực tiếp lên những nốt mụn ở cằm. Để khoản 25-30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Trị trị mụn trứng cá ở má hiệu quả nhờ mật ong
Mật ong là nguyên liệu có tác dụng điều trị mụn khá hiệu quả ở cằm, vì nó có tính kháng khuẩn khá cao. Bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên vùng da bị mụn trứng cá ở cằm, má.
Bạn có thể cho thêm vài giọt chanh với mật ong tạo thành một hỗn hợp mang lại hiệu quả tốt nhất. Để thời gian khoang 10-15 phút sau đó rửa lại với nước ấm.
Trị mụn trứng cá ở má an toàn bằng vỏ chuối

Vỏ chuối có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho da; đặc biệt là dùng để trị mụn trứng cá ở cằm và má rất hiệu quả. Vì nó khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn gây hại phát triển trên da.
Ngoài ra, vỏ chuối còn có tính sát khuẩn, giúp giảm sưng mụn; Giúp tiêu diệt được một số vi khuẩn gây ra mụn, làm cho mụn nhanh chín mùi để lấy nhân mụn nhanh hơn. Trị mụn bằng cách này, được cho là hiệu quả nhanh và an toàn, không để lại sẹo thâm sau khi điều trị.
Thực hiện phương pháp này như sau:
Bạn cắt nhỏ miếng vỏ chuối, sau đó chà lên vùng da bị mụn trứng cá khoảng 15-20 phút. Thực hiện tuần từ 2-3 lần để mang lại hiệu quả nhé.
Cách ngăn ngừa mọc mụn trứng cá ở cằm, má tại nhà
Ngoài việc áp dụng cách trị mụn trứng cá ở cằm, má được chia sẻ trên đây, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp ngăn chặn mụn mọc trở lại.
Đọc thêm:
TOP 14 cách trị mụn trứng cá bằng thiên nhiên hiệu quả tại nhà
Ngừa mụn trứng cá ở cằm, má cần vệ sinh và chăm sóc tốt da mặt

Bạn không nên tự ý nặn mụn, không sờ tay lên vùng da đang bị mụn; luôn giữ cho da mặt luôn sạch sẽ. Tẩy trang trước khi ngủ, để loại bỏ lớp trang điểm, lớp dầu dư thừa trên da. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại sữa rửa mặt dành cho da mụn; bạn nên lựa chọn sử dụng phù hợp với làn da của mình.
Bạn nên giữ thói quen tẩy tế bào chết trên da 1-2 lần trong tuần. Làm như vậy, giúp cho da thông thoáng, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời, sẽ giúp da bạn hấp thụ được tốt những sản phẩm skincare sau khi tẩy tế bào chết.
Sử dụng kem dưỡng da, để cung cấp độ ẩm cho da; tránh tình trạng bong tróc, khô ráp giúp da mịn màng, khoẻ đẹp. Bạn nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút, và che chắn khỏi ánh nắng nhé.
Tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý
Bạn nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya vì đều này khiến cho da bạn dễ xuống sắc và nổi mụn. Hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt; có sức đề kháng tốt giúp da của bạn khỏe và đẹp rạng ngời.
Thực phẩm tốt người bị mụn trứng cá ở má, cằm
Việc ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi hằng ngày giúp cơ thể bạn bài tiết tốt. Hạn chế ăn quá nhiều đồ cay nóng, hoặc nhiều dầu mở. Bổ sung nước mỗi ngày đều này sẽ rất tốt cho da, duy trì chức năng gan, thận hoạt động tốt.
Ngoài ra bạn nên có sự hỗ trợ từ sản phẩm trị mụn, giúp loại bỏ mụn trứng cá ở cằm nhanh chóng
Tạm kết
Mụn trứng cá ở cằm, mụn trứng cá ở má sẽ biến mất và không trở lại. Nếu như bạn biết cách phòng ngừa và điều trị một cách khoa học và hiệu quả. Một làn da sạch mụn, khoẻ đẹp và mịn màng sẽ mang lại sự tự tin cho bạn trong giao tiếp. Thông tin mà Dfwfriends cung cấp hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức thật bổ ích, giúp bạn khi cần thiết.
Đọc thêm:
Trị mụn trứng cá ở lưng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa mụn lưng
8 cách trị mụn trứng cá ở mũi tại nhà hiệu quả chưa tới 10k
Mụn trứng cá ở cổ, ngực: Cách điều trị hiệu quả tránh tái phát
Mụn trứng cá ở môi, mọc quanh miệng: Nguyên nhân cách điều trị
Trị mụn trứng cá trên trán và bí quyết tạm biệt mụn trứng cá
Mọc mụn trứng cá trên da đầu: Bật mí cách trị tại nhà hiệu quả
Mụn trứng cá ở vùng kín có nguy hiểm không? Cách điều trị tại nhà
Discussion about this post