Nhắc đến mụn trứng cá, nhiều người nghĩ ngay đến những thanh thiếu niên mặt đầy mụn khi đến tuổi dậy thì. Nhưng bạn có biết rằng trẻ sơ sinh cũng có thể nổi mụn trứng cá không? Vậy mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là gì? Tại sao trẻ sơ sinh bị nổi mụn trứng cá? Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?…
Dfwfriends biết rằng bạn đang còn rất nhiều thắc mắc khác nữa. Vậy thì hãy đọc bài viết ngắn ngay dưới đây. Dfwfriends cam kết bạn sẽ hiểu tất cả về mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh; cách trị mụn và cả cách chăm sóc trẻ khi bị mụn…
Mục Lục
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là loại mụn sữa khá giống mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mụn thường xuất hiện ở má, lưng, cổ,… của trẻ sơ sinh. Chúng thường xuất hiện trong những tháng đầu của trẻ.
Mụn sữa cũng có thể xuất hiện ở trẻ mới sinh hoặc 2-4 tuần tuổi; và cũng có những trường hợp xuất hiện sau vài tháng. Theo thống kê cho thấy cứ 10 đứa trẻ được sinh ra có 2 bé bị nổi mụn trứng cá trẻ sơ sinh, tỉ lệ chiếm 20%.
Đọc thêm: Mụn trứng cá bọc là gì? Cách trị mụn trứng cá bọc không để lại sẹo
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều nơi trên mặt thậm chí có thể nổi ở cằm, cổ, lưng và ngực của bé. Nhiều bậc cha mẹ thường nhầm lẫn giữa mụn trứng cá và rôm sảy – cũng là hiện tượng khá phổ biến gặp ở bé. Tuy nhiên rôm sảy xuất hiện khi cơ thể bé bị nóng và cũng sẽ mất đi nhanh chóng khi cơ thể mát trở lại. Chúng thường xuất hiện ở vùng cổ, trán và các nếp gấp da bé.
Cũng giống như mụn trứng cá ở tuổi dậy thì; mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường có những nốt mụn màu trắng hoặc có thể là đỏ trên da bé. Những nốt mụn này sẽ bị sưng và đỏ lên khi cơ thể của bé bị nóng, quấy khóc, do kích ứng bởi chất tẩy rửa, sữa mẹ,..
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nếu ngoài những dấu hiệu của mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh; bé còn có thêm một số biểu hiện như lừ đừ, sốt, bỏ ti, vàng da,… Thì hãy đưa con đến ngay bác sĩ để được thăm khám và theo dõi, đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Nếu như không có bất kỳ dấu hiệu nào khác thì mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh được xem là lành tính; và sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng phương pháp điều trị sau vài tuần.
Cần được sự tư vấn của chuyên gia khi:
- Mụn nổi kéo dài trên 3 tháng, khi đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp cho bé.
- Nếu như, trên mặt bé xuất hiện mụn mủ, mụn viêm, mụn đầu đen; hoặc mụn gây đau rát và khó chịu cho bé thì bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá trẻ sơ sinh (mụn sữa) là gì?

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh (mụn sữa) là do hormone của mẹ hoặc trẻ gây ra. Ngoài ra còn một số nguyên nhân có thể xảy ra như:
- Người mẹ sử dụng thuốc trong thời gian mang thai hoặc bé sử dụng thuốc do sức khoẻ yếu có thể gây tác dụng phụ là mụn sữa.
- Một số bé không phù hợp với sữa có chứa nhiều đạm albumin cũng có thể gây ra mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh.
- Người mẹ tiêu thụ nhiều đồ ăn nóng và hệ tiêu hoá của bé phát triển chưa hoàn chỉnh cũng là nguyên nhân xuất hiện mụn sữa.
Điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Thông thường mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên nếu như những nốt mụn cứng đầu không tự khỏi. Thì bố mẹ có thể nhờ đến bác sĩ kê toa thuốc dưới dạng kem bôi để làm sạch mụn trên da cho bé.
Lưu ý: Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc để bôi cho bé hoặc sử dụng một số loại kem dưỡng dành cho người lớn sử dụng cho bé. Điều này làm cho tình trạng mụn sữa trở nên nặng hơn hoặc có thể gây kích ứng da trẻ; vì thực tế làn da của trẻ rất nhạy cảm với các loại hoá chất.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị mụn trứng cá (mụn sữa)

Các bậc phụ huynh cần biết cách để chăm sóc và điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh; tránh những tổn thương không mong muốn trên da của bé. Một số lưu ý mà bố mẹ cần nắm để chăm sóc cho trẻ:
- Vệ sinh da cho bé không nên cọ xát quá mạnh, tránh gây tổn thương và kích ứng da bé
- Không nên sử dụng các loại kem bôi mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ; điều này làm tình trạng mụn sữa ngày một nặng hơn.
- Cố gắng giữ cho da bé khô thoáng
- Bố mẹ không được nặn mụn sữa trên da mặt trẻ.
- Không nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước bọt mẹo mà nhiều bà mẹ hay dùng). Điều này có thể làm da bé bị sưng đỏ, kích ứng nặng hơn.
- Tắm và rửa mặt cho bé bằng xà phòng dành cho trẻ sơ sinh với nước. Đừng chà rửa quá nhiều hoặc quá mạnh sẽ gây kích ứng da bé hơn.
- Nếu trường hợp mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không hết mà trở nặng hơn. Thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và theo dõi.
Tạm kết
“Nuôi con mới biết lòng cha mẹ” – Quả thật việc chăm sóc con là vô cùng vất vả. Nếu trẻ khỏe mạnh thì bạn cực 1 nhưng nếu trẻ ốm đau thì cha mẹ cực đến 10. Một trong những nỗi đau đầu của những người mới làm cha mẹ là mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Nhưng qua bài viết này dfwfriends cơn đau đầu của bạn đã qua đi rồi phải không?
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường và không ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ. Nhưng bạn cũng đừng nên chủ quan, hãy quan sát kỹ tình trạng của trẻ. Nếu mụn sữa mãi không khỏi hoặc bé có những biểu hiện lạ; thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Đọc thêm:
Top 9 thuốc trị mụn trứng cá hiệu quả nhất 2023 theo chuyên gia
Trị mụn trứng cá bằng kem đánh răng lợi hay hại? Hướng dẫn chi tiết
Cách trị mụn trứng cá bằng dầu dừa và dầu gấc hiệu quả tại nhà
Cách trị mụn trứng cá bằng trà xanh và mướp đắng hiệu quả tại nhà
Mụn trứng cá đỏ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Bà bầu bị mụn trứng cá – Cách trị mụn trứng cá khi mang thai
Cách trị viêm da mụn trứng cá: Mụn viêm, mủ, cụm, có mùi hôi
10 cách chăm sóc da bị mụn trứng cá tại nhà giúp tạm biệt mụn
Mụn trứng cá trên mặt: Cách chữa mụn trứng cá ở mặt cho nam nữ
Trị mụn trứng cá bằng thuốc tây (kháng sinh Aspirin) và Vitamin E
Top 7 kem trị mụn trứng cá hiệu quả nhất 2023 theo chuyên gia
Discussion about this post