Có nên nặn mụn bọc không? Cách xử lý mụn bọc an toàn tại nhà

Mụn bọc không nặn có hết không? Có nên nặn mụn bọc hay không? Làm sao để nặn mụn bọc? Làm gì khi mụn bọc bị vỡ? Mụn bọc bị vỡ phải làm sao? Là những câu hỏi Dfwfriends nhận được trong thời gian vừa qua.

Dfwfriends xin trả lời ngay là mụn bọc bắt buộc phải nặn, mụn bọc không thể tự hết được. Còn những câu hỏi tiếp theo thì xin mời bạn hãy đọc tiếp ở phần dưới. Dfwfriends sẽ trả lời chi tiết câu hỏi có nên nặn mụn bọc không? Cũng như hướng dẫn nặn mụn bọc đúng cách và an toàn tại nhà.

Có nên nặn mụn bọc không?

Mụn bọc là loại mụn gây đau nhức, mụn có kích thước lớn, dấu hiệu sưng đỏ; làm bạn cảm thấy khó chịu và muốn loại bỏ các nốt mụn một cách nhanh nhất. Mụn bọc thường được ẩn sâu dưới lỗ chân lông nên rất khó xử lý. Nếu như bạn điều trị không đúng cách, thực hiện nặn mụn bọc không loại hết máu (mủ) bên trong; rất có thể sẽ để lại sẹo rỗ, thâm, da tổn thương nặng hơn.

Nhiều người thường có thắc mắc có nên nặn mụn bọc không? Hoặc mụn bọc có nên nặn không? Một số chuyên gia và bác sĩ da liễu đã lý giải vấn đề này như sau:

Bạn nên nặn mụn bọc khi phát hiện cồi mụn khô và được trồi lên bề mặt da. Trong thời gian này nhân mụn có thể được loại bỏ hoàn toàn; giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn bọc tái phát.

Ngoài ra, để giải đáp vấn đề có nên nặn mụn bọc không? Bác sĩ cũng lưu ý rằng trong quá trình nặn mụn bọc, bạn cần phải vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn bọc; để tránh những trường hợp nhiễm trùng da, viêm mụn, khiến mụn nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc đúng cách; để cho làn da mụn nhanh được phục hồi, không để lại tổn thương da.

Mụn bọc khi nào nặn được?

Mụn bọc khi nào nặn được?
Mụn bọc khi nào nặn được?

Khi nào nên nặn mụn bọc? Bao lâu thì có thể nặn mụn bọc được? Là thắc mắc của nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng: Tuỳ vào tình trạng các nốt mụn để xác định thời điểm xử lý mụn bọc

Thông thường, mụn bọc ở mức độ nhỏ cồi mụn khô mất khoảng  2 – 3 tuần. Mụn bọc sưng to, sưng viêm đỏ cần thời gian 3 – 4 tuần mới có thể nặn mụn bọc được.

Một vài trường hợp không nên nặn mụn bọc: Mụn bọc ẩn thấy đau, mụn viêm mủ, mụn bọc đinh, mụn ẩn không nhân.

Các trường hợp không nên nặn mụn bọc tại nhà

Trước khi muốn nặn mụn bọc, bạn cần tìm hiểu kỹ tránh tình trạng nặn nhầm các nốt mụn sau đây. Nếu lỡ nặn mụn bọc này thì tình trạng mụn của bạn sẽ khó điều trị hơn:

  • Mụn bọc chứa mủ, hình thành ổ viêm, sưng to, nhìn giống như cục máu, gây đau nhức và không thấy cồi mụn. 
  • Mụn bọc có mủ trắng, mềm cảm giác đau rát, các nốt mụn nổi theo từng đám; mủ bên trong có mùi hôi và rất dễ lây lan.
  • Mụn bọc ác tính: Những nốt mụn khi nổi người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, bị viêm, kích thước lớn, gây đau nhức rất khó chịu.

Để nặn mụn bọc an toàn, tránh những biểu hiện của các nốt mụn được kể trên. Bạn tuyệt đối không tự ý nặn tại nhà, phải được sự can thiệp của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. 

Tác hại khi nặn mụn bọc sai cách

Tác hại khi nặn mụn bọc sai cách
Tác hại khi nặn mụn bọc sai cách

Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc, cũng như những loại mụn khác nếu như chưa hiểu rõ về nó. Việc làm này có thể gây ra những hậu quả khôn lường, có thể xảy ra một vài vấn đề sau:

Tự ý nặn mụn bọc có thể gây nhiễm trùng da

Nếu như bạn tự ý dùng tay nặn mụn bọc khi chưa được khử khuẩn vệ sinh sạch sẽ; rất có thể mang vi khuẩn từ tay lên mặt, xâm nhập vào vết thương mụn. Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, mụn không thuyên giảm mà có thể ngày càng trầm trọng hơn.

Tự ý nặn mụn bọc sai cách gây sẹo, vết thâm trên da

Việc bạn tự ý nặn mụn bọc tại nhà rất có thể sẽ để lại sẹo thâm, da tổn thương và rất lâu lành. Những nốt sẹo thâm sẽ rất lâu mới có thể biến mất hoặc thậm chí là tồn tại trên da vĩnh viễn.

Nặn mụn bọc sai cách khiến mụn lây lan nhiều hơn

Trong quá trình nặn mụn bọc, máu mủ và vi khuẩn trong ổ mụn sẽ dính lan qua các vùng da xung quanh. Nếu không xử lý và sát khuẩn tốt, vi khuẩn phát triển và tấn công da, nguy cơ cao xuất hiện mụn bọc ở vùng da kế bên.

Nặn mụn ác tính có thể nguy hiểm đến tính mạng

Bạn có bao giờ nghe nói chết người do nặn mụn chưa? Đây hoàn toàn là sự thật chứ không phải những tin fake nhằm câu view. Nếu chẳng may bạn nặn nhầm những mụn độc ở tam giác tử thần (mũi, mép, môi). Thì nguy cơ bị liệt mặt hoặc thậm chí tử vong là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy khả năng tử vong do nặn mụn là rất thấp nhưng để an toàn; tốt nhất là bạn không nên tự ý nặn những mụn có nguy cơ cao.

Cách nặn mụn bọc không để lại sẹo, an toàn

Cách nặn mụn bọc không để lại sẹo
Cách nặn mụn bọc không để lại sẹo

Cách nặn mụn bọc đúng cách là xác định được mụn nào có thể nặn, mụn nào chưa nặn được. Việc nặn mụn phải được thực hiện nhẹ nhàng, không thao tác quá mạnh, phải lấy hết nhân mụn bên trong; để hạn chế được tình trạng nhiễm trùng sau đó, và mụn phát triển trở lại.

Để nặn mụn bọc không ảnh hưởng nhiều đến làn da sau này, đặc biệt là sẹo thâm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Vệ sinh da mặt trước khi nặn mụn bọc

Cách xử lý mụn bọc không để lại sẹo thâm hoặc tổn thương về sau; bước quan trọng cần làm đầu tiên là da mặt cần được vệ sinh sạch sẽ. Tiến hành tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt phù hợp trước khi tiến hành nặn mụn bọc trên da.

Tẩy trang là bước không thể bỏ qua, nó giúp bạn loại sạch được bụi bẩn; cặn phấn trang điểm, kem chống nắng trên da… giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Bạn nên lựa chọn một số loại tẩy trang không chứa cồn, hạn chế kích ứng cho da. 

Bên cạnh đó, lựa chọn sữa rửa mặt cũng hết sức quan trọng cần lưu ý. Nên lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, độ pH cân bằng, thành phần tự nhiên không gây kích ứng cho da.

Vệ sinh tay, khử trùng dụng cụ

Vệ sinh tay, khử trùng dụng cụ nặn mụn bọc
Vệ sinh tay, khử trùng dụng cụ nặn mụn bọc

Trước khi tiến hành nặn mụn bọc, bạn cần phải làm sạch tay bằng xà phòng; dụng cụ nặn mụn phải được sát khuẩn cẩn thận bằng cồn y tế hoặc nước sôi 100 độ. Những việc làm này góp phần ngăn chặn được vi khuẩn lây lan sang da; trong quá trình nặn mụn, hạn chế nhiễm khuẩn, viêm nhiễm cho da về sau. 

Xông hơi mặt trước khi nặn mụn bọc

Để xử lý mụn bọc được dễ dàng hơn, bạn phải tiến hành thêm bước xông hơi da mặt; góp phần giúp lấy nhân mụn ra ngoài được nhanh hơn và giảm được cảm giác đau rát.

Bạn có thể xông hơi bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc sử dụng nước đun sôi để xông. Bạn có thể cho thêm tinh dầu, hoặc những nguyên liệu như chanh, sả,.. vào để xông mặt và xông tầm 10 phút là được.

Cách lấy nhân mụn bọc tại nhà

Trong trường hợp nhân mụn đã khô và trồi lên bề mặt da; bạn có thể sử dụng tâm bông đẩy nhẹ nhân mụn lên. Hoặc có thể dùng tay để nặn (bọc đầu ngón tay bằng gạc y tế hoặc bông tẩy trang đã thấm cồn sát khuẩn), đảm bảo không làm nhiễm trùng các nốt mụn.

Dùng đầu nhọn của cây nặn mụn, chích mụn bọc nếu như chưa được đẩy lên hẳn bề mặt da. Dùng dụng cụ nặn mụn chuyên dụng ấn nhẹ lên các phía của nốt mụn bọc, dồn lực về trung tâm nhân mụn và nặn nhẹ nhàng. Lưu ý chỉ nên nặn mụn bọc khi nốt mụn đã gom cồi và đầu mụn bắt đầu khô.

Rửa mặt và chăm sóc da

Rửa mặt và chăm sóc da sau nặn mụn bọc
Rửa mặt và chăm sóc da sau nặn mụn bọc

Nhiều bạn thường thắc mắc: Sau khi nặn mụn bọc nên làm gì? Nặn mụn bọc xong nên bôi gì? Việc chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc là bước vô cùng quan trọng giúp da mau phục hồi hơn. 

Bạn sử dụng nước muối sinh lý lau nhẹ lên vùng da vừa được nặn mụn bọc. Điều này giúp kháng khuẩn cho các nốt mụn vừa được lấy sạch nhân. Tiếp đến là đắp mặt nạ để làm dịu da trở lại sau khi nặn mụn bọc; sử dụng những loại mặt nạ chuyên dùng cho da mụn để hạn chế được kích ứng cho da.

Để tránh tình trạng viêm nhiễm bạn tuyệt đối không nên trang điểm trong thời gian này (nhất là sau 24h đầu); bởi những nốt mụn được lấy nhân lúc này đang là vết thương hở. Tốt nhất là nên ở trong nhà hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường bên ngoài… để da được phục hồi nhanh.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sờ tay lên da mặt; có thể sử dụng thêm miếng dán mụn (sử dụng sau khi nặn mụn 1- 2 ngày); để loại bỏ dịch vàng hoặc nhân mụn còn sót lại, giúp cho vết thương nhanh lành và không để lại thâm sẹo.

Làm gì khi nặn mụn bọc bị sưng? Nặn mụn bọc không ra?

Nếu chẳng may bạn nặn sai nốt mụn không có nhân và không thành công trong việc lấy hết nhân mụn; hoặc trường hợp nặn mụn bọc rồi thì vài ngày sau nốt mụn sưng to… Lời khuyên dành cho bạn là nên tìm đến bác sĩ để được điều trị tránh trường hợp để lại sẹo rỗ, thâm; cũng như hạn chế tối đa những hậu quả không mong muốn khi nặn mụn bọc sai cách.

Trong trường hợp nhẹ, nếu chỉ nặn sai vài nốt mụn thì cách đơn giản để xử lý; là lau sạch vết thương bằng nước muối và để khô 1 đến 2 tiếng. Rồi tiến hành thoa các loại thuốc bôi kháng khuẩn, chống viêm. Sau đó theo dõi tình hình mụn bọc cũng như tình hình sức khoẻ, nếu có biểu hiện như sốt hoặc nốt mụn sưng to gây đau nhức thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ.

Clip nặn mụn bọc, video nặn mụn bọc

Hãy cùng xem clip nặn mụn bọc dưới đây, đây là những pha nặn mụn bọc khiến bạn phải há hốc mồm

Nặn mụn bọc xong nên làm gì?

Sau khi nặn mụn bọc theo các chuyên gia thì bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Cần giữ vệ sinh da sạch sẽ, tuyệt đối không nên sờ chạm tay lên các nốt mụn.
  • Làm sạch da với nước muối sinh lý 3 ngày sau khi nặn mụn bọc, rồi sử dụng sữa rửa mặt với thành phần dịu nhẹ, lành tính.
  • Không sử dụng mỹ phẩm và các bước chăm sóc da trong giai đoạn này.
  • Rửa mặt và làm sạch da hằng ngày, đừng quên bước tẩy trang.
  • Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, vitamin trong thực đơn hằng ngày. 
  • Kết hợp sản phẩm dịu nhẹ, sản phẩm trị thâm giúp da phục hồi nhanh hơn. 
  • Cần che chắn cẩn thận, sử dụng khẩu trang để tránh bụi bẩn bám vào da; sử dụng kèm thêm kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng.

Tạm kết

Có nên nặn mụn bọc không? Cách xử lý mụn bọc an toàn tại nhà. Vậy là những thắc mắc của bạn đã được sáng tỏ rồi phải không? Dfwfriends xin nhắc lại, mụn bọc có thể nặn được và cũng có thể không. Quan trọng là bạn phải xác định rõ mụn nào nặn được và mụn nào không nên nặn. Hãy đọc kỹ bài viết này một lần nữa để hiểu rõ hơn hoặc lưu lại (nhấn Ctrl+D) để xem lại khi nào cần nhé!

Bài viết liên quan:

Kem trị mụn bọc nào tốt? Top 5 kem trị mụn bọc hiệu quả nhất

Cách trị mụn bọc bằng tỏi: Cách làm xẹp mụn bọc trong 1 đêm?

Trangala là thuốc gì? Trangala trị mụn bọc có tốt không?

Mẹo trị mụn bọc tại nhà: Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng

Trị mụn bọc bằng mật ong: Cách làm giảm sưng mụn bọc cấp tốc

Top 7 nguyên nhân mụn bọc và cách ngăn ngừa mụn bọc hiệu quả

Mụn bọc bị chai: Nguyên nhân và cách trị mụn bọc bị chai cứng

Mụn bọc không đầu là gì? Cách làm mụn bọc nhanh chín, nhanh vỡ

Top 12 cách trị mụn bọc tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Related Posts

Next Post

Discussion about this post